Cỏ tranh thuộc họ lúa, cây cỏ này mọc hoang dại, phân bố rộng khắp ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam Việt Nam.
1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CỎ TRANH
Cỏ tranh săng, bạch mao, nhá cá (Thái), gan (Dao)
2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CỎ TRANH
Thân rễ. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.
3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CỎ TRANH
Thân rễ chứa glucosa, fructosa, acid hữu cơ.
4. CÔNG DỤNGCỦA CỎ TRANH
Chữa đái buốt, đái dắt, đái ra máu, sốt nóng. Ngày 10- 40g dưới dạng thuốc sắc. Phối hợp với râu ngô, tác dụng lợi tiểu càng mạnh hơn.
5. TÊN KHOA HỌC CỦA CỎ TRANH
Cỏ tranh có tên khoa học là MPERATA CYLINDRICA P. Beauv thuộc họ POACEAE
6. MÔ TẢ CỦA CỎ TRANH
Cây cỏ, sống lâu năm, cao 0,60 – 1,50m. Thân rễ chắc, dai, ăn sâu xuống đất. Thân có lông cứng. Lá hẹp, dài, gân chính to, ráp ở mặt trên, mép lá sắc. Cụm hoa màu trắng bạc gồm nhiều bông nhỏ có lông tơ mịn.
7. MÙA HOA QUẢ CỦA CỎ TRANH
Gần như quanh năm.
8. PHÂN BỐCỦA CỎ TRANH
Cây mọc hoang ở miền núi, trên các đồi khô trống trải, rất khó trừ diệt.
Trên đây là một số thông tin về cỏ tranh, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cỏ tranh được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.
(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)