Tam thất là một loài thực vật có hoa trong Họ Cuồng cuồng. Loài này được Wall. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1829. Trong cuốn sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (nhà xuất bản Y học 2004), tác giả Đỗ Tất Lợi giải thích cho tên gọi tam thất có thể là do cây có từ 3 hoặc 7 lá chét; cũng có lí do khác là từ khi gieo tới khi ra hoa là 3 năm và thu rễ là 7 năm.
1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY TAM THẤT
Sâm tam thất, thổ sâm, kim bất hoán
2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY TAM THẤT
Rễ củ. Thu hoạch ở những cây đã trồng từ 4 đến 5 năm trở lên. Phơi hoặc sấy khô.
3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY TAM THẤT
Rễ củ chứa saponin triterpen (saponin A, B, C, D); acid amin như phenylalanin, leucin, isoleucin, valin, prolin, oxyprolin, histidin, lysin, cystein; các chất vô cơ: Fe, Ca.
4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY TAM THẤT
Cầm máu, hành ứ, chữa thổ huyết, băng huyết, rong kinh, sau đẻ huyết hôi không ra, tụ máu trong mắt, chảy máu cam, thấp khớp, sưng tấy, ứ huyết do chấn thương. Thuốc bổ, chữa thiếu máu, suy nhược, làm tăng nội tiết sinh dục, trị vô sinh. Ngày 4- 6g dạng bột, sắc, cao lỏng.
5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY TAM THẤT
Cây tam thất có tên khoa học là PANAX PSEUDO-GINSENG Wall thuộc họ ARALIACEAE
6. MÔ TẢ CỦA CÂY TAM THẤT
Cây cỏ, sống nhiều năm. Thân mọc thẳng, cao 30- 50cm. Lá kép chân vịt, có cuống dài, mọc vòng, gồm 5- 7 lá chét, mép khía răng, có lông cứng ở gân hai mặt. Hoa màu lục vàng nhạt, mọc thành tán đơn ở ngọn thân. Quả mọng, hình cầu dẹt, khi chín màu đỏ. Hạt màu trắng.
7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY TAM THẤT
Hoa: Tháng 5-7. Quả: Tháng 8-10.
8. PHÂN BỐ CỦA CÂY TAM THẤT
Cây được trồng ở vùng núi cao lạnh.
Trên đây là một số thông tin về cây tam thất, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây tam thấtđược tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.
(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)