Cây bình vôi và công dụng chữa bệnh của cây bình vôi

Cây bình vôi là loài cây phân bố ở khắp các tỉnh miền núi phía bắc nước ta, đặc biệt là ở những tỉnh có núi đá như: Hòa Bình, Ninh Bình, Lai Châu …….

tac-dung-chua-mat-ngu-tuyet-voi-tu-cu-binh-voi

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY BÌNH VÔI

Củ một, dây mối trơn, cà tòm (Tày), co cáy khẩu (Thái), của gà ấp, tở lùng dòi (Dao)

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY BÌNH VÔI

Rễ củ. Thu hoạch quanh năm, cạo bỏ vỏ đen, thái mỏng, phơi hay sấy khô.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY BÌNH VÔI

Rễ củ chứa alcaloid với hàm lượng rất khác nhau từ vết đến 2,5% trong từng loài.Các alcoloid là L-tetrahydropalmatin, stepharin, roemerin, cycleanin.

4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY BÌNH VÔI

Thuốc an thần, gây ngủ, chữa nhức đầu, sốt nóng, đau dạ dày, ho hen. Ngày 3- 6g, dạng bột hoặc rượu thuốc. Hoạt chất L-tetrahydropalmatin dùng chữa suy nhược và rối loạn tâm thần. Ngày 1-3 viên (mỗi viên: 50mg).

5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY BÌNH VÔI

Cây bình vôi có tên khoa học là STEPHANIA SP thuộc họ MENISPERMACEAE

6. MÔ TẢ CỦA CÂY BÌNH VÔI

18_Sep_2014_085037_GMTs6

Dây leo, dài 2-6m. Rễ phình to thành củ nạc, có khi nặng tới 50kg. Lá mọc so le, có cuống dài, phiến mỏng hình khiên hoặc tam giác gần tròn. Hoa nhỏ, khác gốc, màu vàng cam tụ tập thành tán kép. Quả hình cầu dẹt, khi chín màu đỏ. Một hạt, hình móng ngựa, có gai. Nhiều loài có rễ củ mang tên bình vôi như Stephania sinicaDiels, S. pierrei Diels, S. dielsiana Y.C. Wu… đều được dùng.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY BÌNH VÔI

Tháng 2 – 6.

8. PHÂN BỐ CỦA CÂY BÌNH VÔI

Cây mọc hoang chủ yếu ở núi đá vôi.

Trên đây là một số thông tin về cây bình vôi, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây bình vôi được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)