Chiêu liêu có quả dùng trong Đông y gọi là kha tử, là một loài thực vật có hoa trong họ Trâm bầu. Loài này được Retz. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1789. Nó là loài bản địa miền nam châu Á từ Ấn Độ và Nepal kéo dài về phía đông tới miền tây nam Trung Quốc (Vân Nam), và về phía nam tới Sri Lanka, Malaysia và Việt Nam
1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY CHIÊU LIÊU
Cây chiêu liêu có tên gọi khác là hiêu liêu gân đen
2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY CHIÊU LIÊU
Vỏ thân. Thu hoạch quanh năm, tốt nhất vào mùa xuân, hạ. Cạo sạch vỏ, thái phiến, phơi hoặc sấy khô. Quả thu hái vào mùa thu, phơi khô, khi dùng sao qua, bỏ hạt.
3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY CHIÊU LIÊU
Vỏ thân chứa tanin. Quả: 20- 40% tanin gồm acid ellagic, acid gallic, acid luteolic, dầu béo 36,7%.
4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY CHIÊU LIÊU
Chữa ỉa chảy, lỵ mạn tính, đau họng, mất tiếng, trĩ. Ngày 10- 20g vỏ thân, hoặc 3- 6g quả khô, dạng thuốc sắc, thuốc viên hoặc ngâm với rượu tỷ lệ 20% dược liệu
5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY CHIÊU LIÊU
Cây chiêu liêu có tên khoa học là ERMINALIA NIGROVENULOSA Pierre ex Laness thuộc họ COMBRETACEAE
6. MÔ TẢ CỦA CÂY CHIÊU LIÊU
Cây to, cao 10- 30cm. Cành non có lông mịn. Lá mọc đối, mặt trên có những chấm trắng nhỏ. Cuống lá có hai hạch. Hoa trắng, không cánh mọc thành chùy kép ở đầu cành. Quả màu đỏ tím, có 3 cánh rộng, chứa một hạt.
7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY CHIÊU LIÊU
Hoa: Tháng 3- 4; Quả: Tháng 5- 6.
8. PHÂN BỐ CỦA CÂY CHIÊU LIÊU
Cây mọc hoang, đặc sản của miền nam.
Trên đây là một số thông tin về cây chiêu liêu, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây chiêu liêu được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.
(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)