Ngoài những cách chữa thủy đậu theo y học hiện đại, thì các biện pháp chữa thủy đậu theo nhân gian cũng được rất nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả vô cùng cao. Dưới đây là các phương pháp nhân gian chữa bệnh thủy đậu có hiệu quả cao nhất, chúng ta cùng tham khảo ngay nhé!
Tắm lá khế
Theo kinh nghiệm dân gian, người bệnh thủy đậu tắm lá khế sẽ giúp cải thiện cải triệu chứng ngứa ngáy khó chịu do các nốt ban thủy đậu gây ra. Lá khế là một trong những thảo dược quen thuộc được sử dụng nhiều để chữa dị ứng và mẩn ngứa. Theo Y học cổ truyền, tất cả các bộ phận của cây khế đều có công dụng chữa bệnh. Trong đó, quả khí vị chua ngọt, tính mát, không độc có công dụng giải độc thanh nhiệt, lợi tiểu, trị phong nhiệt.
Lá khế có vị chát, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, chữa các chứng lở ngứa, ung nhọt do nhiệt huyết. Hoa khế có thể giải độc thuốc phiện, chữa nóng rét, rễ khế chữa đau đầu, đau nhức khớp xương. Theo các thầy thuốc Ả rập Averrhoa, khế là loại thảo dược có thể chữa nhiều bệnh. Lá khế trộn với hồ tiêu giã nhỏ đắp lên người khi còn nóng giúp chữa bệnh ngứa, làm ra mồ hôi và đánh tan sự rã rời, mệt mỏi. Với những cơ sở trên, lá khế nghiễm nhiên trở thành một trong những loại lá có thể giúp cải thiện triệu chứng ngứa của bệnh thủy đậu một cách hiệu quả. Đây cũng là lý do khi bị thủy đậu, rất nhiều người được khuyên nên tắm bằng lá khế.
Cách làm:
- Nguyên liệu: 200g lá khế, 3 lít nước và một ít muối.
- Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá và nồi nấu, sau đó cho tất cả các nguyên liệu vào, đun sôi để nguội vừa tắm.
- Dùng nước lá tắm như thông thường, tắm lại bằng nước sạch, lấy khăn mềm nhẹ nhàng thấm sạch nước
- Lưu ý:
- Khi sử dụng lá khế, người bệnh thủy đậu cần lưu ý một số vấn đề sau: Chỉ nên tắm từ 5 – 10 phút ở nhiệt độ vừa phải để tránh ảnh hưởng đến các nốt thủy đậu. Chỉ áp dụng cho người vừa nổi mẩn đỏ hoặc các nốt ban. Không sử dụng khi các ban thủy đậu đã vỡ hoặc người có vết thương hở.
Bài thuốc chữa thủy đậu từ nhọ nồi
Nguyên liệu gồm nhọ nồi, cây nọc rắn, lá rau má, lá thanh táo, lá dâu tằm, lá chân vịt, lá mũi mác. Tất cả đều lấy với một lượng bằng nhau. Rửa sạch tất cả nguyên liệu sau đó giã nát rồi hòa vào nước. Lọc nước qua rây bỏ bã, dùng nước này lau khắp người, ngày lau 2 lần. Bài thuốc này chỉ thực hiện khi các nốt thủy đậu bị bầm tím, khắp mình nóng dữ dội.
Bài thuốc chữa thủy đậu từ sắn dây và đậu xanh
Củ sắn dây 20g, đậu xanh 20g, lá chàm 20g, rễ tranh 20g, cam thảo 10g, gừng sống 3 lát, nước vừa đủ sắc uống. Tác dụng giải nhiệt để thúc cho đậu ra thì bệnh khỏi. Bài thuốc này cho trẻ uống khi những nốt đậu đã mọc quá 3 ngày mà chưa hết sốt.
Bài thuốc chữa thủy đậu từ đậu xanh
Vỏ đậu xanh hoặc đậu xanh cả vỏ 20-30g, rau om tươi 20g rửa sạch, quả dành dành 16g, kim ngân hoa 16g, rễ cỏ tranh 12g. Bài thuốc này nên sắc 2 lần. Sau đổ 600 ml nước sắc còn 200 ml, dồn lại với nước thứ nhất, cô lại còn 300 ml chia 2 lần uống trong ngày. Trẻ em tùy theo tuổi có thể dùng 1/2 liều. Dùng liên tục cho đến khi khỏi hẳn bệnh thủy đậu.
Dùng lá sầu đâu để chữa bệnh thủy đầu
Lá sầu đâu có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm nên được nhân dân ta sử dụng để nấu nước tắm chữa bệnh thủy đậu. Loại cây này còn có tên gọi khác là xoan Ấn Độ và được trồng phổ biến ở các tỉnh Ninh Thuận, Kiên Giang, Châu Đốc nước ta.
- Chuẩn bị: 300g lá sầu đâu
- Cách dùng: Rửa sạch lá sầu đâu rồi đun với 1 lít nước trong vòng 30 phút. Vớt bỏ xác và pha thêm với nước sạch cho vừa đủ tắm. Mỗi ngày dùng nước lá sầu đâu tắm 1 – 2 lần sẽ giúp giảm bớt cơn ngứa ngáy khó chịu, đồng thời thúc đẩy các tổn thương trên da nhanh lành hơn.
*Lưu ý: Không nên tự tiện uống nước lá sầu đâu vì nó có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm như nôn ói, động kinh, tiêu chảy, hoặc thậm chí là tử vong.
Cách chữa thủy đậu dân gian từ lá kinh giới
Lá kinh giới được cả y học hiện đại lẫn y học cổ truyền đánh giá cao về tác dụng kháng viêm, khử khuẩn. Với khả năng chống dị ứng, lá kinh giới còn giúp giảm các chất gây ngứa ở tổn thương, mang lại cho bạn cảm giác dễ chịu hơn.
- Chuẩn bị: 100g kinh giới
- Cách sử dụng: Đem lá kinh giới nấu với 2 lít nước. Đun sôi kỹ khoảng 10 phút để có thể thu được hết các hoạt chất quý từ loại lá này. Để nước nguội còn hơi âm ấm, lấy rửa và tắm hàng ngày để mau hết bệnh.
Tắm lá chè xanh
Tắm lá chè xanh khi bị thủy đậu là cách chữa bệnh có nguồn gốc từ dân gian. Nếu thực hiện đúng cách, biện pháp này có thể làm giảm triệu chứng ngứa ngáy và hạn chế tổn thương da ở bệnh nhân thủy đậu. Tắm lá chè xanh là một trong những cách chữa bệnh thủy đậu có nguồn gốc từ dân gian. Biện pháp này có tác dụng vệ sinh da, làm dịu vùng da nóng rát, cải thiện triệu chứng ngứa ngáy và kháng khuẩn cho vùng da nhiễm virus.
Lá chè xanh là thảo dược tự nhiên đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như ổn định đường huyết, duy trì huyết áp, tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ ung thư,… Ngoài ra, sử dụng lá chè xanh bên ngoài da còn có tác dụng kháng khuẩn và làm dịu tình trạng sưng viêm. Trong lá chè xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và các nguyên tố vi lượng cần thiết. Những thành phần này có thể ức chế sự bùng phát của virus, giảm nguy cơ bội nhiễm và phục hồi tổn thương da. Như vậy có thể thấy, tắm lá chè xanh khi bị thủy đậu có tác dụng hỗ trợ điều trị các triệu chứng như ngứa ngáy, khó chịu, nóng rát và sưng viêm.
Cách làm:
- Sử dụng khoảng 200g lá chè xanh tươi, đem rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn.
- Đem chè xanh nấu sôi cùng với 1.5 – 2 lít nước. Đun sôi trong khoảng 10 phút rồi cho thêm 1 thìa muối hạt. (Bạn có thể vò nát lá chè xanh để rút ngắn thời gian đun sôi)
- Đổ nước vào chậu, cho thêm nước lạnh vào sao cho nước tắm có nhiệt độ ấm vừa phải.
- Tắm với nước chè xanh như bình thường.
Lưu ý:
- Bạn nên tắm lá chè xanh 1 lần/ ngày trong suốt thời gian điều trị để giảm ngứa và khó chịu. Song song với biện pháp này, cần thực hiện các phương pháp điều trị được bác sĩ chỉ định.
- Không được pha đặc để tắm cho bé.
Chúc các bạn thành công!
Xem thêm: Những dấu hiệu gan không tốt bạn có thể nhận biết ngay tại nhà
Xem thêm: Uống nước gừng mật ong trước khi đi ngủ có giảm cân không