Cây ba gạc và công dụng của cây ba gạc

Cây ba gạc thường mọc hoang ở vùng rừng núi Việt Nam: Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai… Cây nhỏ, thân nhẵn, trên mặt thân có những lỗ sần nhỏ của bì khổng, lá mọc đối nhưng thường mọc vòng 3 lá một.Hoa hình ống, màu trắng, quả hình trứng khi chín có màu đỏ tươi.

Cay-ba-gac

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY BA GẠC

Ba gạc lá to, hơ rác, ka day (Ba Na)

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY BA GẠC

Vỏ rễ. Thu hoạch rễ quanh năm, tốt nhất vào mùa thu đông, rửa sạch, bóc lấy vỏ, phơi hay sấy khô. Chú ý bảo vệ lớp vỏ vì vỏ chứa nhiều loại hoạt chất.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY BA GẠC

Alcaloid toàn phần trong vỏ rễ là 2,64%, có reserpin, ajmalin. Các loài khác có thêm serpentin, reserpinin, ajmalicin, rauvomitin (R.vomitoria), canescin (R. canescens).

4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY BA GẠC

Chữa huyết áp cao. Dùng dạng cao cồn 1,5% hoặc viên 2mg alcaloid toàn phần. Mỗi lần X-XX giọt hoặc 1 viên. Ngày 2-3 lần. Uống liền 2-4 tuần, nghỉ 2-4 tuần rồi tiếp đợt khác, nếu cần.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY BA GẠC

Cây ba gạc có tên khoa học là RAUVOLFIA CAMBODIANA Pierre ex Pitard thuộc họ APOCYNACEAE

6. MÔ TẢ CỦA CÂY BA GẠC

18_Sep_2014_075311_GMTr1

Cây bụi, cao 0,5-1,5m, thân có nốt sần. Lá mọc vòng 3, phiến thuôn, mép nguyên. Cụm hoa hình xim, ở đầu cành hay kẽ lá; hoa hình ống màu hồng tím, cánh hoa màu trắng. Quả đôi, khi chín màu tím đen, có nhiều chấm nhỏ màu xám. Toàn cây có nhựa mủ. Các loài Rauvolfia indosinesis M. Pichon, R. serpentina (L.) Benth. ex Kurz,R. tetraphylla L., T. verticillata (Lour.) Baill.,R. vomitora Afzel. ex Spreng cũng gọi là ba gạc và được dùng.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY BA GẠC

Gần như quanh năm.

8. PHÂN BỐ CỦA CÂY BA GẠC

Cây mọc hoang ở miền núi.

Trên đây là một số thông tin về cây ba gạc, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây ba gạc được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)