Cây Dạ Cẩm là loại cây thảo dược quý có công dụng đặc trị bệnh đau dạ dày và một số chứng bệnh khác. Cây thuốc được Đông Y sử dụng nhiều trong các bài thuốc nam điều trị bệnh đau dạ dày. Cây còn được gọi với tên khác như: cây loét mồm, cây ngón lơn, dây ngón cúi hay cha khẩu cắm.
1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY DẠ CẨM
Loét mồm, đứt lưỡi, ngón cúi, ngón lợn, chạ khẩu cắm (Tày), sán công mía (Dao)
2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY DẠ CẨM
Toàn cây. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa xuân, hạ, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.
3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY DẠ CẨM
Toàn cây chứa alcaloid, saponin, tanin.
4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY DẠ CẨM
Chữa đau loét dạ dày, ợ chua. Ngày 20-40g, dạng thuốc sắc, bột, cao. Chia 2 lần uống lúc đâu hoặc trước bữa ăn. Cao lỏng dạ cẩm trộn mật ong bôi chữa lở loét miệng lưỡi. Chữa vết thương, làm chóng lên da non, lá tươi giã đắp.
5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY DẠ CẨM
Tên khoa học của cây dạ cấm là HEDYOTIS CAPITELLATA Wall. ex G.Don var. MOLLIS Pierre ex Pitard thuộc họ RUBIACEAE
6. MÔ TẢ CỦA CÂY DẠ CẨM
Cây bụi leo bằng thân quấn. Thân hình trụ, phình ra ở các đốt. Lá mọc đối, mặt trên lục sẫm, mặt dưới nhạt. Lá kèm hình sợi. Hoa trắng hoặc trắng vàng mọc thành xim chuỳ ở kẽ lá hoặc đầu cành. Quả nhỏ, chứa nhiều hạt. Toàn cây có lông mịn. Thứ thân màu tím được dùng nhiều hơn.
7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY DẠ CẨM
Tháng 5-7.
8. PHÂN BỐ CỦA CÂY DẠ CẨM
Cây mọc hoang ở rừng núi.
Trên đây là một số thông tin vềcây dạ cẩm, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây dạ cẩm được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.
(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)