Cây đinh lăng và công dụng chữa bệnh của cây đinh lăng

Cây đinh lăng là một loài cây nhỏ thuộc chi Đinh lăng (Polyscias) của Họ Cuồng cuồng (Araliaceae). Cây được trồng làm cảnh hay làm thuốc trong y học cổ truyền.

Cay-dinh-lang

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY ĐINH LĂNG

Cây gỏi cá, nam dương lâm, đinh lăng lá nhỏ

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY ĐINH LĂNG

Rễ, thu hái vào mùa thu ở cây đã trồng từ 3 năm trở lên. Phơi hoặc sấy khô. Còn dùng lá.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY ĐINH LĂNG

Rễ chứa saponin triterpen.

4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY ĐINH LĂNG

Chữa cơ thể suy nhược, tiêu hoá kém, sốt, nhức đầu, sưng vú, ít sữa, ho, ho ra máu, đái ít, thấp khớp, đau lưng. Ngày 1- 6g rễ hoặc 30- 50 g thân cành dạng thuốc sắc hoặc rượu thuốc. Lá tươi (50- 100 g) nấu cháo ăn để lợi sữa, hoặc giã đắp trị vết thương, mụn nhọt.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY ĐINH LĂNG

Cây đinh lăng có tên khoa học là TIEGHEMOPANAX FRUTICOSUS Vig thuộc họ ARALIACEAE

6. MÔ TẢ CỦA CÂY ĐINH LĂNG

18_Sep_2014_091401_GMTt7

Cây nhỏ, cao 0,5- 1,5m, tán lá sum sê. Lá kép 3 lần lông chim, mọc so le, cuống lá có bẹ, mép khía răng. Hoa nhỏ, màu trắng xám, tụ tập thành chùm tụ tán ở đầu cành. Quả hình cầu dẹt. Toàn cây, nhất là lá có mùi thơm.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY ĐINH LĂNG

Tháng 4 – 7.

8. PHÂN BỐ CỦA CÂY ĐINH LĂNG

Cây trồng ở nhiều nơi làm cảnh, lá làm gia vị và rễ làm thuốc.

Trên đây là một số thông tin về cây đinh lăng, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây đinh lăng được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)