Cây ké đầu ngựa và công dụng chữa bệnh của cây ké đầu ngựa

Cây ké đầu ngựa mọc hoang ở nhiều nơi, tên Hán là Thương nhĩ tử, tên khoa học loài có ở Việt Nam duy nhất là Xanthium strumarium. Loại cho quả to bằng ngón chân cái gọi ké ông mới là thật tốt. Theo Đông y quả ké có tính ôn, vị ngọt, vào kinh phế, có độc. Tính năng khu phong, trừ thấp, lợi tiểu, tiêu viêm, giảm đau, chủ trị có thể xếp vào 3 nhóm chính: Các bệnh ngoài da, bệnh mũi xoang, bệnh xương khớp.

OLYMPUS DIGITAL CAMERA

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY KÉ ĐẦU NGỰA

Thương nhĩ, phắt ma, mác nháng (Tày)

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY KÉ ĐẦU NGỰA

Quả. Thu hái khi quả chưa ngả màu vàng.Phơi hoặc sấy khô.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Quả chứa alcaloid, sesquiterpen lacton (xanthinin, xanthumin, xanthatin), dầu béo.Lá chứa iod: 200 microgam trong 1g lá. Trong quả là 220 – 230 microgam/1g quả.

4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY KÉ ĐẦU NGỰA

Chống dị ứng, chống viêm. Chữa mụn nhọt, lở loét, mày đay, tràng nhạc, bướu cổ, đau khớp, thấp khớp, tay chân đau co rút, đau đầu, viêm mũi chảy nước hôi, đau họng, lỵ. Ngày 6- 12g thuốc sắc, cao hoặc viên. Nước sắc quả ngậm chữa đau răng, bôi chữa nấm tóc, hắc lào.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY KÉ ĐẦU NGỰA

Cây ké đầu ngựa có tên khoa học là XANTHIUM STRUMARIUM L thuộc họ ASTERACEAE

6. MÔ TẢ CỦA CÂY KÉ ĐẦU NGỰA

18_Sep_2014_093126_GMTx1

Cây cỏ, sống hàng năm, cso 40- 70cm. Thân màu lục, có khía, đôi khi có những chấm màu nâu tím. Lá mọc so le, chia thùy không đều, mép khía răng, có lông ngắn và cứng. Cụm hoa hình đầu mọc tụ tập ở kẽ lá. Quả hình trứng, có móc.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY KÉ ĐẦU NGỰA

Tháng 5- 8.

8. PHÂN BỐ CỦA CÂY KÉ ĐẦU NGỰA

Cây mọc hoang khắp nơi, ở ven đường, bãi trống, ruộng hoang.

Trên đây là một số thông tin về cây ké đầu ngựa, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây ké đầu ngựa được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)