Chóng mặt là bệnh gì? Đâu là cách chữa chóng mặt hiệu quả

Chóng mặt gây là triệu chứng đau đầu, choáng váng mà ai cũng có thể gặp phải. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh nguy hiểm nào đó! Vậy đâu mới là cách chữa chóng mặt hiệu quả.

Chóng mặt là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Chóng mặt là một cảm giác chủ quan của người bệnh: người bệnh cảm thấy tự nhiên mọi vật xung quanh mình đều quay theo một chiều nhất định, hoặc cảm giác chính bản thân mình quay tít như đứng giữa một cơn lốc, hay thấy mất thăng bằng, đi không vững, cảm giác bồng bệnh như đứng trên thuyền, có khi bị bước hụt. Đôi khi người bệnh thấy nhìn vật nhòe không rõ, người nôn nao khó chịu… Chóng mặt thường xuyên ảnh hưởng tới chất lượng sống của người bệnh và có thể gây hậu quả khó lường.

Có nhiều nguyên nhân gây chóng mặt, phải kể đến các bệnh lý ở tai (tai ngoài, tai giữa, tai trong, hệ thần kinh thăng bằng). Bên cạnh đó, chóng mặt còn liên quan đến bệnh lý thần kinh, nội khoa, mắt, nội tiết, dị ứng, chuyển hóa, thận, hay trạng thái chung của cơ thể, các viêm nhiễm nói chung.

Chóng mặt là chứng bệnh thường gặp

Chóng mặt là chứng bệnh thường gặp

Bệnh lý ở tai, như nhọt ống tai, nút dáy trong tai khi gặp nước nở ra kích thích ống tai ngoài gây chóng mặt; viêm tai giữa cấp tính, bên cạnh sốt, đau tai, ù tai, nghe kém còn có chóng mặt; viêm tai dị ứng, viêm tai mạn tính cũng có thể gây chóng mặt. Đặc biệt, viêm tai trong tiết dịch gây chóng mặt ghê gớm, đi kèm ù tai, nghe kém. Có khi viêm tai trong đi kèm viêm màng não…

Viêm thần kinh tiền đình do virut hoặc vi khuẩn. Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm dây thần kinh tiền đình cấp tính bao gồm sự bắt đầu tự phát chóng mặt thường xuyên cường độ cao, có thể kéo dài vài ngày cùng với buồn nôn, ói mửa và mất cân bằng. Có thể đòi hỏi phải nghỉ ngơi trên giường. Khi kết hợp với mất thính lực đột ngột, tình trạng này được gọi là nhiễm khuẩn tai trong. May mắn thay, viêm dây thần kinh tiền đình nói chung sẽ giảm và tự khỏi.

Bệnh Meniere: Bệnh này liên quan đến sự tích tụ quá nhiều chất dịch trong tai trong. Đây là một tình trạng phổ biến có thể ảnh hưởng đến người lớn ở mọi lứa tuổi và được đặc trưng bởi cơn đột ngột chóng mặt kéo dài 30 phút đến vài giờ.

U thần kinh thính giác: U thần kinh thính giác là một trong những tổn thương sau mê nhĩ (rễ), phát triển trên dây thần kinh tiền đình – kết nối tai trong đến não. Các triệu chứng nói chung bao gồm mất thính lực tiến triển và ù tai ở một bên kèm theo chóng mặt hoặc mất cân bằng.

Nhiễm độc thuốc: Thuốc chống tăng huyết áp, thuốc điều trị trầm cảm, lợi tiểu, thuốc chống hen, một số kháng sinh như streptomycin, kanamycin, gentamycin… khi ngừng thuốc, chóng mặt sẽ hết. Tuy nhiên có những thuốc phải dùng kéo dài nên cần thông báo lại với bác sĩ mức độ chóng mặt.

Nguyên nhân khác: Thiểu năng ôxy não, thiếu máu não do tổn thương tuần hoàn, hạ huyết áp, tăng huyết áp, xơ hóa mạch máu, các bệnh về tim mạch… cũng gây chóng mặt. Cũng có thể chóng mặt là một triệu chứng của một vấn đề thần kinh nghiêm trọng hơn như đột quỵ, xuất huyết não hoặc bệnh đa xơ cứng. Trong trường hợp này thường kèm theo các triệu chứng thần kinh khác chẳng hạn như nhìn đôi, nói khó, yếu hoặc tê mặt, yếu liệt nửa người… cần đưa bệnh nhân tới trung tâm đột quỵ ngay.

Nguy hiểm khôn lường do chóng mặt gây ra

Chóng mặt có thể làm tăng nguy cơ té ngã và làm bị thương bản thân mình. Đặc biệt nguy hiểm bị chóng mặt trong khi đang lái xe trên đường hoặc vận hành máy móc có thể tăng khả năng tai nạn. Cũng có thể gặp hậu quả lâu dài nếu tình trạng chóng mặt không được điều trị.

Một số cách chữa chóng mặt hiệu quả nhất

Hít thở sâu

Hít thở sâu chính là công việc đầu tiên bạn phải làm nếu có cảm giác bị chóng mặt, buồn nôn. Thở sâu sẽ giúp bạn cung cấp đủ lượng ôxy lên não và giúp bạn tỉnh táo trở lại. Tuy đơn giản nhưng cách làm này thực sự hiệu quả.

Hít thở sâu chữa chóng mặt hiệu quả nhất

Hít thở sâu chữa chóng mặt hiệu quả nhất

Ngoài ra đôi khi vì không khí quá ngột ngạt, ở nơi đông người hoặc trong một căn phòng bít bối không cửa sổ cũng khiến bạn bị buồn nôn. Trong trường hợp này, bạn cần đi ra ngoài, hít thở không khí trong lành để giảm bớt sự ngột ngạt, từ đó cơn buồn nôn cũng được đẩy lùi đáng kể.

Uống nước gừng hoặc trà gừng

Gừng và trà gừng được coi là phương thức chữa chứng chóng mặt “kinh điển” với nhiều người. Gừng kích thích lưu thông máu lên não tốt hơn. Nó cũng giúp giảm mức độ nghiêm trọng của chứng chóng mặt đồng thời vị cay nồng trong gừng sẽ đẩy lùi cơn buồn nôn hiệu quả.

Bạn có thể cho gừng tươi vào nước để uống với một ít đường hay pha trà gừng để uống.

Nghỉ ngơi, thư giãn tại chỗ

Chắc chắn rồi, khi bị đau đầu, chóng mặt bạn sẽ không muốn và không thể cố tập trung làm gì được. Việc đầu tiên là nên tìm một phòng kín, nằm xuống nghỉ ngơi, thả lỏng cơ thể. Một lúc sau sẽ cảm thấy bớt chóng mặt và nhức đầu. Nếu đang trong lúc làm việc, bạn có thể ngồi tại chỗ, nhắm mắt và thư giãn cơ thể cho đến khi có thể hoạt động trở lại.

Ăn nha đam

Nha đam là loại thực phẩm đa dụng. Nếu bạn thường xuyên bị chóng mặt thì hãy ăn nha đam một lần mỗi ngày. Nha đam còn có tác dụng tăng cường miễn dịch và giúp bạn khỏe khoắn, tránh bị suy nhược cơ thể dẫn đến chóng mặt. Các món ăn với nha đam có thể là chè nha đam, nước nha đam nấu pha mật ong…

Xoa bóp nhẹ nhàng

Các động tác xoa bóp nhẹ nhàng có tác dụng tăng cường lưu thông máu, giảm căng thẳng, mệt mỏi từ đó làm giảm hoa mắt, đau đầu chóng mặt rất tốt. Bạn có thể xoa bóp nhẹ nhàng 2 bên thái dương, vùng trán và sau gáy; nhẹ nhàng xoay cổ vòng quanh theo chiều kim đồng hồ và ngược lại,… Khi xoa bóp, bạn có thể sử dụng thêm một số loại tinh dầu như tinh dầu chanh, hoa oải hương,… có tác dụng tốt hơn giúp bạn thư giãn và giảm hẳn triệu chứng khó chịu.

Xoa bóp nhẹ nhàng giúp chữa chóng mặt

Xoa bóp nhẹ nhàng giúp chữa chóng mặt

Bên cạnh đó, bạn có thể tập hít thở sâu và thư giãn. Cách này cũng giúp tăng lưu thông máu lên não tốt hơn, cung cấp đủ oxy cho não để không bị hoa mắt chóng mặt.

Ngâm chân nước nóng

gâm chân trong nước nóng ở nhiệt độ khoảng 40 – 45 độ C ngày một vài lần, mỗi lần 20 – 30 phút. Theo Đông y, chóng mặt thuộc chứng “huyễn vựng” đau đầu, chóng mặt, ù tai mà nguyên nhân phần nhiều do đàm hiệp hỏa đưa lên. Ngâm chân nước ấm có tác dụng dẫn hỏa đi xuống mà đàm hỏa cũng giảm, tăng cường máu lên não.

Trên đây là một số cách chữa chóng mặt hiệu quả. Mong rằng với những chia sẻ này, bạn sẽ có được những thông tin hữu ích nhất về chóng mặt cũng như cách chữa bệnh chóng mặt.

Chúc bạn thành công!

Xem thêm:

Khám phá các cách chữa bệnh tay chân miệng hiệu quả nhất

Bạn có biết dấu hiệu nhận biết bệnh xơ gan?