Cỏ mần trâu và công dụng của cỏ mần trầu

Cây cỏ mần trầu đã chứng minh nó có tác dụng phòng chứng viêm não truyền nhiễm, chữa đau khớp, bệnh gút, người viêm gan, vàng da, viêm ruột, kiết lỵ, viêm niệu đạo, viêm thận, viêm tinh hoàn. Hiện nay, cỏ mần trầu còn được xếp vào nhóm những cây thuốc quý có tác dụng chữa ung thư đang được nghiên cứu.

co-man-trau

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CỎ MẦN TRẦU

Thanh tâm thảo, ngưu cân thảo, màng trầu, co nhả hút (Thái), hang ma (Tày), hìa xú xan (Dao)

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CỎ MẦN TRẦU

Toàn cây. Thu hái quanh năm. Dùng tươi hoặc phơi khô.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CỎ MẦN TRẦU

Toàn cây chứa muối nitrat.

4. CÔNG DỤNG CỦA CỎ MẦN TRẦU

Cỏ mần trầu là một vị thuốc trong toa căn bản, có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, nhuận gan, giải độc, kích thích tiêu hoá. Chữa cảm sốt, huyết áp cao, tiểu tiện không thông, đái ít. Ngày 60-100g dưới dạng thuốc sắc.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA CỎ MẦN TRẦU

Cỏ mần trầu có tên khoa học là ELEUSINE INDICA (L.) Gaertn thuộc họ POACEAE

6. MÔ TẢ CỦA CỎ MẦN TRẦU

18_Sep_2014_022849_GMTE2

Cây cỏ sống hàng năm, cao 30-60cm, mọc thẳng đứng hoặc mọc bò thành cụm. Lá hình dải, xếp thành hai dãy. Phiến lá nhẵn, mềm, bẹ lá có lông. Cụm hoa mọc trên một cán ở ngọn thân, gồm 5-7 bông xếp hình nan hoa và 1-2 bông khác mọc thấp hơn. Mỗi bông lại mang nhiều bông nhỏ. Quả thuôn dài, gần như 3 cạnh.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA CỎ MẦN TRẦU

Tháng 5-7.

8. PHÂN BỐ CỦA CỎ MẦN TRẦU

Cây mọc hoang khắp nơi.

Trên đây là một số thông tin vềcỏ mần trầu, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cỏ mần trầu được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)