Củ mài và công dụng chữa bệnh của củ mài

Củ mài, Củ chụp hay khoai mài, hoài sơn (danh pháp hai phần: Dioscorea hamiltonii) là loài thực vật thuộc họ Củ nâu (Dioscoreaceae). Loài này được Hook.f. mô tả khoa học đầu tiên năm 1892. Chúng được tìm thấy nhiều ở vùng NamTrung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam, Myanmar và cả ở vùng Himalayas (gồm Nepal, Sikkim, Bhutan, Assam).

cu-mai

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CỦ MÀI

Khoai mài, sơn dược, mán địn (Thái), mằn chèn (Tày), gờ lờn (K’dong), hìa dòi (Dao)

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CỦ MÀI

Rễ củ. Thu hái vào mùa hạ, thu khi cây tàn lụi, rửa sạch, gọt vỏ, ngâm nước phèn chua 2-4 giờ cho bớt nhớt, xông diêm sinh 48 giờ, phơi khô.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CỦ MÀI

Rễ củ chứa glucid 63,25%, protid 6,75%, lipid 0,45%, chất nhầy 2,0-2,8%; dioscin, sapotoxin, allantoin, dioscorin và acid amin.

4. CÔNG DỤNG CỦA CỦ MÀI

Bổ, hạ nhiệt. Chữa ăn kém tiêu, gầy yếu, viêm ruột mạn, ỉa chảy và lỵ mạn tính, mồ hôi trộm, di tinh, khi hư, đái đường, đau lưng, đi tiêu luôn, hoa mắt, chóng mặt, hư lao. Ngày 10-25g, dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Đắp ngoài trị mụn nhọt.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA CỦ MÀI

Củ mài có tên khoa học là DIOSCOREA PERSIMILIS Prain et Burkill thuộc họ DIOSCOREACEA

6. MÔ TẢ CỦA CỦ MÀI

D5

Dây leo, nhẵn. Rễ củ đơn độc hoặc đôi một, to và hơi dẹt, tròn đầu giống như quả bầu, mọc ăn sâu trong đất. Thân thường mang củ ngắn ở kẽ lá gọi là dái mài (thiên hoài). Lá mọc so le hay mọc đối, hình tim. Hoa nhỏ màu vàng mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả có 3 cánh.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA CỦ MÀI

Hoa: Tháng 5-7; Quả: Tháng 8-10.

8. PHÂN BỐ CỦA CỦ MÀI

Cây mọc hoang ở rừng núi và được trồng để lấy củ.

Trên đây là một số thông tin vềcủ mài  , thành phần hóa học cũng như tác dụng của củ mài  được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)