Đi tìm sự thật về cách chữa bệnh trị bằng lá vông

Cách chữa bệnh trị bằng lá vông được nhiều người cho là hiệu quả và thích hợp đối với căn bệnh thầm kín như trĩ. Thực hư về cách chữa bệnh trĩ bằng là vông là như thế nào? Tham khảo bài viết bên dưới.

Trĩ là căn bệnh thường có thể gặp ở tất cả mọi người, bệnh mang lại nhiều phiền toái, đau đớn và khó chịu.

Tác dụng chữa bệnh trĩ của lá vông là đến đâu?

Theo Đông y, lá vông nem có vị đắng nhạt, hơi chát, tính bình; có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, giúp an thần, dễ ngủ, giảm nhiệt, hạ huyết áp, giảm co bóp các cơ, sát trùng, tiêu tích, phòng trừ phong thấp. Trong y học cổ truyền, người ta đã nghiên cứu trong lá vông có vị chát, hơi đắng và tính bình là một loại thuốc thảo dược có tác dụng hạ đường huyết, an thần , chữa bệnh mất ngủ rất tốt. Với đặc tính đó ông cha ta đã dùng lá vông để chữa bệnh trĩ ngoại và thấy hiệu quả mang lại rất tốt.

Trĩ là căn bệnh thầm kín, gây đau đớn cho người bệnh

Trĩ là căn bệnh thầm kín, gây đau đớn cho người bệnh

Hướng dẫn cách chữa bệnh trĩ bằng lá vông

Cách 1: Hơ nóng lá vông 

Với cách chữa bệnh trĩ bằng lá vông đơn giản nhất đó là hơ nóng lá vông, sau đó đắp vào hậu môn. Tác dụng của nó làm co thắt hậu môn, các búi trĩ co rút và teo lại. Kiên trì bài thuốc này từ vài tuần cho đến vài tháng.

Cách 2: Giã nhuyễn lá vông

Chuẩn bị 5-7 lá vông, 30-40ml dấm thanh.

Rửa sạch lá vông và ngâm trong nước muối nhạt trong 3 phút, sau đó mang ra giã nhuyễn , trộn lẫn với dấm thanh thành hỗn hợp sệt sệt. Dùng hỗn hợp này đắp lên hậu môn, sau đó cố định chúng bằng băng gạc từ 2 đến 3h. Mỗi ngày 2 lần. Thực hiện liên tiếp trong khoảng một tuần.

Lá vông chữa bệnh trĩ

Lá vông chữa bệnh trĩ

Cách 3: Uống nước lá vông chữa bệnh trĩ

Nguyên liệu: Lá vông nem đã được phơi khô

Cách làm: Lấy từ 10 – 15 gam lá vông đã phơi khô rửa sạch cho vào nồi đất đổ thêm 250ml nước. Sắc nhỏ lửa cho đến khi nước còn khoảng 50 ml

Công dụng: Uống nước lá vông mỗi ngày người bệnh sẽ giảm được triệu chứng đau rát, ngứa ngáy hậu môn. Đồng thời ngăn ngừa chảy máu khi các búi trĩ bị sa ra bên ngoài.

Lưu ý: Người bệnh cần kiên trì thực hiện đều đặn trong vài tuần sẽ làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ ngoại nhanh chóng.

Lời khuyên khi điều trị bệnh trĩ bằng lá vông

Trước khi đắp thuốc bệnh nhân cần được vệ sinh sạch sẽ. Sau đó dùng thuốc đắp vào búi trĩ, dùng băng gạc băng lại. Thời gian đắp từ 3 – 4 tiếng, ngày đắp 3 lần, đắp liên tục trong 3 ngày. Trong thời gian đắp thuốc bệnh nhân cần nằm nghỉ tại chỗ, hạn chế việc đi lại

Trường hợp cần điều trị kết hợp giữa uống thuốc bên trong và đắp thuốc bên ngoài đối với bệnh nhân có kèm theo các chứng bệnh khác: người mệt mỏi, kém ăn, mất ngủ …

Khi áp dụng cách chữa bệnh trĩ bằng lá vông, bạn cần kết hợp với một chế độ dinh dưỡng hợp lý (ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước, hạn chế đồ cay, nóng, tránh xa các chất kích thích), từ bỏ các thói quen xấu gây áp lực lên hậu môn như đứng hoặc ngồi quá lâu,… tâp thể dục thể thao đều đặn có tác dụng tích cực trong chữa bệnh.

Chữa bệnh trĩ bằng lá vông hiệu quả khi nào?

Tuy nhiên, để chữa bệnh trĩ đạt hiệu quả cao nhất và ngừa bệnh tái phát cần phải xác định được nguyên nhân gây bệnh. Bài thuốc từ lá vông chỉ áp dụng đối với người bệnh trĩ nhẹ (trĩ ngoại) và ở giai đoạn đầu. Khi bệnh đã phát triển nặng và các búi trĩ đã sa xuống nhiều, bạn cần thăm khám bác sĩ và có phương pháp điều trị thích hợp tùy vào từng trường hợp cụ thể của bạn mà bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra lời khuyên tốt nhất. Hãy làm theo chỉ dẫn của bác sĩ nếu bạn muốn nhanh chóng thoát khỏi bệnh tật của mình.

Chữa bệnh trĩ bằng lá vông chỉ áp dụng trong trường hợp bệnh trĩ nhẹ

Chữa bệnh trĩ bằng lá vông chỉ áp dụng trong trường hợp bệnh trĩ nhẹ

Làm sao để phòng ngừa bệnh trĩ?

Theo thống kế, tính đến thời điểm 2015 đã có hơn 75% dân số Việt Nam mắc bệnh trĩ. Con số này ngày càng leo thang và đã trở thành nỗi ảm ảnh của khá nhiều người. Vậy đâu là cách phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả nhất?

  • Chế độ ăn nhiều rau xanh quả tươi, uống đủ nước (>1.5 lít nước/ngày), hạn chế đồ ăn cay, nóng như rượu bia, cà phê, ớt, hạt tiêu để tránh táo bón và suy mạch.
  • Vận động cơ thể hàng ngày khoảng 30 phút như đi bộ, bơi lội,…. Tránh đứng nhiều, ngồi lâu hoặc ngồi xổm.
  • Tập thói quen đi cầu hàng ngày bằng cách xoa bụng vòng theo khung đại tràng vào một giờ nhất định.
  • Vệ sinh bằng nước ấm hoặc sau mỗi lần đi cầu.

Mong rằng những thông tin về cách chữa bệnh trĩ bằng lá vông và chia sẻ về cách phòng ngừa bệnh trĩ mà chúng tôi cung cấp qua bài viết này, bệnh nhân sẽ tìm được giải pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả và phù hợp nhất cho mình!

Chúc bạn sớm khỏi bệnh!

Xem thêm:

Bệnh trĩ, nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Cách phòng tránh bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh