Sự thật về cách chữa bệnh phong thấp bằng lá lốt

Lá lốt từ lâu đã được biết đến là một trong những bài thuốc giúp điều trị phong thấp. Song cách chữa bệnh phong thấp bằng lá lốt có thực sự hiệu quả như lời đồn?

Bệnh phong thấp là bệnh gì?

Bệnh phong thấp hay phong tê thấp là cách gọi dân gian của căn bệnh viêm đa khớp dạng thấp theo ngôn ngữ y học hiện đại. Bệnh là một dạng bệnh viêm xương khớp, gây tổn thương cho nhiều cơ quan, nhất là khiến các khớp xương, cột sống, tim, hệ thần kinh và các bắp thịt bị sưng đỏ, đau nhức, tê bại.

Triệu chứng bệnh phong thấp

– Các khớp xương bị sưng và đau nhức, nhất là các khớp xương ở bàn tay, chân; cảm giác cứng xương tại xương tay, vai, xương cột sống, xương chậu, xương đầu gối.

– Đau nhức các bắp thịt sau khi người bệnh ngủ dậy hoặc sau khi nghỉ ngơi, bắp thịt ở các khớp bị đau trở nên yếu, xuất hiện những nốt mẩn đỏ dưới da.

Bệnh phong thấp

Bệnh phong thấp

– Xảy ra tình trạng các khớp xương không cử động được.

– Người bệnh thường mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, có triệu chứng sốt nhẹ khi bệnh trở nặng.

– Khi cử động các khớp kêu răng rắc

– Lâu ngày, các khớp xương có thể bị biến đổi dẫn đến biến dạng.

Biến chứng của bệnh phong thấp

Dễ thấy nhất là bệnh phong thấp khiến người bệnh đau nhức và mệt mỏi, lâu ngày khó cầm nắm, cử động khó khăn. Để bệnh nặng có thể gây dị hình khớp, dính khớp khiến bệnh nhân bị liệt, tàn tật. Bệnh còn gây suy giảm khả năng miễn dịch và chức năng của nội tạng (gây suy tim, trụy tim,…), thậm chí bệnh có thể dẫn đến tử vong nếu điều trị sai cách, phát hiện quá muộn. Bên cạnh đó, người bệnh dễ bị trầm cảm hoặc mắc các bệnh về hệ thần kinh, gan, thận…

Bệnh phong thấp có nguy hiểm không?

Theo như các chuyên gia trong lĩnh vực xương khớp đã nhận định, bệnh phong thấp là một trong những dạng bệnh viêm xương khớp sẽ khiến nhiều cơ quan bị tổn thương, đặc biệt là cột sống, khớp xương, hệ thống thần kinh, tim, bắp thịt bị đau nhức, sưng đỏ và tê bì.

Căn bệnh này do các nguyên nhân khác nhau gây nên tuy nhiên phổ biến hơn cả là do thay đổi thời tiết, lượng máu trong cơ thể lưu thông kém, độ ẩm và áp suất không khí làm cho những khớp xương bị chèn ép và giãn ra tác động tới dây thần kinh xung quanh dẫn tới đau.

Xương khớp đau nhức do bệnh phong thấp sẽ rất nguy hiểm

Đây chính là dấu hiệu và tác hại mà bệnh phong thấp gây nên. Giai đoạn khởi phát, người bệnh sẽ thấy khớp xương nhỏ ở bàn chân, bàn tay bị đau nhức, những bắp thịt và khớp xương có thể bị đau nhức và cứng. Đặc biệt là sau một thời gian nghỉ ngơi hoặc khi vừa mới ngủ dậy. Cơn đau đớn, khó chịu này sẽ khiến bệnh nhân bị suy nhược cơ thể, mệt mỏi, khó tập trung trong công việc.

Bệnh phong thấp khiến khả năng di chuyển giảm sút

Bệnh phong thấp ghé thăm sẽ khiến cho những khớp xương khó cử động được, kèm theo đó là những cơn đau khiến người bệnh gặp phải những khó khăn khi đi lại. Việc di chuyển trở nên chậm chạp hơn so với người bình thường, mỗi khi đi lại có thể dẫn tới đau nhói.

Viêm tim có thể kéo đến bất chợt

Đây là hiện tượng có thể xảy ra ngay trong đợt thấp khớp lần thứ nhất và thứ hai. Triệu chứng này có thể bất chợt kéo đến một mình hoặc đi kèm với một số những triệu chứng như thần kinh, da và khớp. Mức độ của viêm tim cũng sẽ chia ra thành nhẹ , trung bình cho tới nặng.

Không chữa bệnh phong thấp đúng cách có thể dẫn đến tử vong

Phong thấp là căn bệnh nếu như không được chữa trị đúng cách và kịp thời có thể dẫn tới những ảnh hưởng trực tiếp tới tim. Người xưa cũng đã từng có câu rằng, tim sẽ tìm tới khớp, khớp sẽ đớp vào tim. Vì thế, nó có thể gây ra tử vong nếu tim ngừng đập.

Bệnh phong thấp nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong

Bệnh phong thấp nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong

Cách chữa bệnh phong thấp bằng lá lốt hiệu quả đến đâu?

Lá lốt là loại rau ăn vô cùng quen thuộc với người Việt, có thể dùng ăn sống hoặc cuốn kèm với một số loại thực phẩm như: thịt bò, thịt lợn, cá, lươn, ốc… hoặc xào chung với các món ăn để tăng hương vị.

Lá lốt được nhiều người vô cùng yêu thích do ăn không những ngon miệng mà còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp điều trị một số loại bệnh vô cùng hiệu quả. Theo Đông y, lá lốt vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng ôn trung, tán hàn, hạ khí, chỉ thống, nên thường được dùng trị phong thấp, đau đầu, rối loạn tiêu hóa,…

 Còn theo Tây y, lá lốt có tính kháng khuẩn, chứa các chất chống oxy hóa cao, do đó  ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm, giảm ngứa, giảm đau, làm lành các vết thương nhanh chóng. Chính vì vậy, lá lốt đặc biệt tốt cho việc điều trị các bệnh về da liễu, đặc biệt là bệnh Tổ đỉa. 

Hướng dẫn cách chữa bệnh phong thấp bằng lá lốt

Với cách chữa bệnh phong thấp bằng lá lốt, dân gian thường dùng lá lốt tươi nấu canh ăn, sắc uống, đắp lá lốt, xông lá lốt:

1. Chữa bệnh phong thấp bằng canh lá lốt

Khi trời mưa gió khiến cơ thể dễ bị ớn lạnh, gân xương trở nên đau nhức do khí phong hàn thấp thì ăn canh lá lốt có thể giúp xua tan đi cơn đau nhanh chóng.

Lá lốt chữa bệnh phong thấp

Lá lốt chữa bệnh phong thấp

Để thực hiện món canh này, ta dùng lá lốt tươi đem rửa sạch và cắt nhỏ, nấu như các các loại canh rau và cho thêm gừng tươi đập giập + húng quế hoặc ngải cứu vào rồi ăn nóng.

2. Chữa bệnh phong thấp bằng nước sắc từ lá lốt

Cách này rất đơn giản, ta có thể dùng lá lốt tươi hoặc khô để sắc nước uống hằng ngày cũng mang đến hiệu quả rất tốt. Đối với lá lốt tươi, ta dùng khoảng 30g còn lá lốt khô thì giảm còn 10g là được. Đem lá lốt sắc với 2 chén nước sao cho còn lại 1 chén và uống sau buổi tối trong 10 ngày sẽ giúp máu huyết lưu thông, người bệnh giảm đau khớp gối, khớp vai, tay, chân mỗi khi “trái gió trở trời” rất tốt.

Nước sắt lá lốt chữa bệnh phong thấp

Nước sắt lá lốt chữa bệnh phong thấp

3. Đắp lá lốt

Cách này là sự kết hợp giữa hai vị thuốc là lá lốt và lá ngải cứu. Lấy một nắm lá lốt và một nắm lá ngải cứu tươi đem giã sau đó đắp lên vùng bị đau. Tác dụng của lá lốt và ngải cứu kết hợp sẽ giúp người bệnh giảm đau nhanh chóng.

4. Xông lá lốt

Với những trường hợp bị phong thấp chân tay nhẹ, bạn có thể sử dụng cách xông lá lốt để điều trị bệnh. Dùng lá lốt cả cây đem về đun với 1 lít nước. Sau đó đem xông hơi nóng với tay chân mỗi lần 30 phút, thực hiện đều đặn mỗi ngày một lần để có hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.

Ngoài 4 cách chữa bệnh phong thấp bằng lá lốt trên đây, để mang lại hiệu quả hơn và điều trị chính xác bệnh phong thấp hơn thì bạn cần xác định bài thuốc trị phong thấp với lá lốt theo từng dấu hiệu, triệu chứng và căn nguyên của căn bệnh phong thấp. Cụ thể: 

  • Đau lưng, tê nhức chân tay do phong thấp:

Dùng bài thuốc gồm: 12 – 16g lá lốt, 12g thổ phục linh, 12g rễ cây cỏ xước,  12g tầm gửi cây dâu, 10g rễ cỏ tranh, 8g quế chi, 8g thiên niên kiện, 8g kinh giới.

Cách dùng: Đem thuốc sắc với 3 chén nước lớn đến khi còn 1 chén thì chia uống 2 lần trước khi ăn.

Kết hợp đắp thuốc lá lốt và ngải cứu. Mỗi vị dùng khoảng 50g, đem giã nát, chưng nóng với giấm và đắp lên khớp bị đau.

  • Đau nhức trong xương khớp do phong thấp:

Tham khảo 3 bài thuốc chữa đau nhức xương khớp do phong thấp sau đây:

Bài 1: 20g lá lốt, 16g gai tầm xọong và 12g thiên niên kiện. Sắc thuốc với 3 chén nước còn 1 chén, uống vào buổi tối trước khi ngủ. Áp dụng liên tục trong 7 ngày.

Bài 2: Đem  15g lá lốt, 15g cỏ xước, 15g dây đau xương, 15g cốt khí củ sắc với 3 chén nước còn 1 chén. Chia uống 2 lần/ngày.

Bài 3: Dùng 30g lá lốt, 30g rễ cây bưởi bung, 30g cây vòi voi và 30g cỏ xước đã được thái mỏng và sao vòng sắc với 3 chén nước, còn lại 1 chén, chia uống 3 lần/ngày. Áp dụng liên tục 7 ngày.

  • Phong thấp ra mồ hôi chân tay:

Để chữa chứng phong thấp ra mồ hôi tay chân, người bệnh dùng bài thuốc sau:

Thành phần: 30 – 50g lá lốt tươi và 30 – 50g ngải cứu tươi.

Cách dùng: Đem lá lốt và ngải cứu rửa sạch, giã cho thật nát rồi đem nấu sôi với nước kèm theo muối hạt. Để nước thuốc nguội bớt, còn độ ấm vừa đủ thì ngâm chân tay đến khi nước nguội. Sau khi ngâm, lau tay chân thật khô và giữ ấm.

Lá lốt kết hợp với các thảo dược khác điều trị phong thấp hiệu quả

Lá lốt kết hợp với các thảo dược khác điều trị phong thấp hiệu quả

Với cách chữa bệnh phong thấp bằng lá lốt này, bạn nên áp dụng vào buổi tối trước khi đi ngủ. Thực hiện liên tụ khoảng 1 tuần sẽ thấy bệnh được cải thiện. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể kết hợp uống nước lá lốt khô (30g) đã được sao thơm hàng ngày, trước khi ăn để nâng cao hiệu quả.

Bệnh phong thấp nên ăn gì và kiêng gì?

Người bệnh phong thấp nên ăn gì?

Những thực phẩm giảu canxi cần bổ sung như các loại hải sản (tôm, cua, ghẹ), sữa tươi, xướng ống lợn, thịt bò, gạo lứt, mè đen..

– Rau xanh và trái cây tươi là 2 thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, còn hỗ trợ tiêu hóa, điều trị bệnh tim mạch và tốt xương khớp. Vì vậy mỗi ngày nên bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi để tăng sức đề kháng cho cơ thể chống chội lại bệnh tật..

– Uống ít nhất 1,5 lít mỗi ngày có tác dụng thanh nhiệt, đào thải các chất độc hại ra khỏi ngoài cơ thể.. Ngoài ra có thể dùng các loại nước uống từ thảo dược đông y có tác dụng chữa bệnh phong thấp, kiền tỳ, khu phong thông lạc cũng rất hay như nước quế chi, nước bách thảo, cháo ý dĩ…

– Hoặc uống các loại nước ép từ thảo dược trong dân giản như rau má, diếp cá, nước ép trái cây tươi.. Cũng có tác dụng rất tốt cho bệnh xương khớp cũng như cho bệnh phong thấp..

Bệnh phong thấp kiêng ăn gì?

– Trước tiên hết cần bỏ ngay rượu, bia, cà phê, thuốc lá và các chất kích thích khác..những thực phẩm nảy gây kích ứng làm phá hủy các tế bào sụn khớp từ đó tăng các triệu chứng đau xương khớp khó chịu của bệnh.

– Tương tư như chất kích thích những loại gia vị cay nóng như tiêu, ớt..Cũng tuyệt đối không nên ăn vì không tốt cho xương khớp cũng như cho bệnh phong thấp.

– Bình thường ăn nhiều chất đạm càng tốt cho cơ thể, tuy nhiên khi mắc bệnh phong thâp hoặc các bệnh xương khớp khác nên hạn chế và ăn cho hợp lý không được ăn quá nhiều sẽ không tốt cho bệnh.

– Người bệnh phong thấp cần kiêng ăn những loại như củ cải trắng, mận, thịt heo kho gừng,….Vì những thực phẩm giàu acid oxalic không tốt cho các bệnh xương khớp vì thế cũng cần kiêng ăn ..

– Hạn chế ăn những thực phẩm như thịt mỡ, xúc xích, dăm bông, lạp xưởng, bánh kẹo, nước ngọt có gas.. vì làm tăng lipid máu gây kích thích các phản ứng viêm tấy và làm cho bệnh nặng thêm.

Người bệnh phong thấp nên kiêng lạp xưởng

Người bệnh phong thấp nên kiêng lạp xưởng

– Người bệnh phong thấp tuyệt đối không nên ăn những thực phẩm này sẽ đào thải lượng canxi trong cơ thể, khiến xương khớp yếu hơn như thịt đỏ, nội tạng, muối, đường, rượu bia…

– Những thực phẩm chiên xào, đồ nướng, thức ăn nhanh cũng cần kiêng ăn vì chứa nhiều chất béo bão hòa gây giãn tĩnh mạch, xung huyết và làm hại đến xương khớp.

– Những thực phẩm từ bắp, bơ sữa, gạo nếp hoặc những thực phẩm đã qua chế biến như bánh chưng, bánh té..Sẽ gây dị ứng sẽ làm kích thích phản ứng gây viêm, làm cho xương khớp càng đau nhức dữ dội, vì vậy mà cũng cần kiếng ăn những thực phẩm này.

Trên đây là cách chữa bệnh phong thấp bằng lá lốt được khá nhiều người chia sẻ cùng với những thông tin liên quan đến bệnh phong thấp. Tuy nhiên, kết quả đạt được là còn tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Và nếu như bạn đang mắc phải bệnh phong thấp thì tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám.

Xem thêm:

Khám phá cách chữa bệnh trĩ bằng lá thiên lý cực hiệu quả

Cách chữa bệnh trĩ bằng lá thầu dầu tía tại nhà ít ai biết