Hướng dẫn cách dán răng giả bị rớt, bị gãy đơn giản nhất

Vì một số lý do khiến hàm răng giả của bạn bị rớt ra ngoài hoặc thậm chí là bị gãy. Bạn sẽ bối rối không biết xử lý như thế nào. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách khắc phục, cách dán răng giả bị rớt, bị gãy nhé.

Nguyên nhân răng giả bị rớt

Trong quá trình sử dụng, bỗng nhiên răng giả bị rớt hay bị gãy, cô chú anh chị cần xem lại các nguyên nhân là do đâu để có hướng khắc phục kịp thời.

1. Răng sứ bị rớt

Bọc răng sứ là quá trình chụp mão răng sứ lên trên răng thật. Bọc răng sứ yêu cầu răng phải được sửa soạn (mài) thành hình dạng nhỏ hơn nhằm tạo không gian cho răng sứ, được gọi là cùi răng. Cùi răng phải được tạo sao vừa đủ độ dày và độ lưu giữ (độ cao, độ song song,..) để đảm bảo sự gắn dính lâu dài của răng sứ.

Vì vậy các nguyên nhân răng sứ bị rớt thường rất phổ biến ở 5 trường hợp sau:

Lớp keo dán răng sứ bị bong tróc

Một nguyên nhân khác khiến răng sứ bị rớt là do thời gian sử dụng răng sứ kéo dài, lớp keo liên kết giữa răng sứ và cùi răng thật bị phá vỡ. Sự phá vỡ này do môi trường Acid trong miệng tác động gây nên hiện tượng rỗng cùi và làm cho răng sứ bị rơi ra.

Kỹ thuật làm răng sứ mài cùi chưa chuẩn

Trụ răng được mài không theo tỷ lệ chuẩn trong quy trình trồng răng sứ. Trụ răng mài không khớp theo tỉ lệ, bề mặt cùi răng còn gồ ghề, không nhẵn bóng khiến cầu răng bị lệch, trong quá trình ăn nhai dễ làm răng sứ bị rớt ra.

Tay nghề bác sĩ có sơ suất

Ngoài ra răng sứ bị rớt ra ngoài có thể là do kỹ thuật của bác sĩ thực hiện chưa tốt. Phần keo dán nha khoa để dính răng sứ vào cùi răng không đủ nhiều cũng sẽ khiến răng sứ không được chặt chẽ và rơi ra.

Tuy nhiên cũng chưa hẳn là hoàn toàn từ phía bác sĩ. Trong một số trường hợp, nếu cùi răng của bạn còn quá nhỏ thì răng sứ cũng rất dễ rớt ra.

Do cắn xé thức ăn quá cứng

Răng sứ bị rớt có thể do lúc sử dụng răng sứ để cắn xé các loại thực phẩm quá cứng hoặc quá dai khiến cho răng sứ bị tác động. Lúc này răng sứ bị lung lay và rớt ra ngoài. Thậm chí trong một số trường hợp do cắn quá mạnh dẫn đến răng sứ bị gãy, vỡ.

Mắc các bệnh lý về răng

Trụ răng yếu hoặc mắc phải các bệnh lý như sâu răng, viêm tuỷ, viêm nha chu … nên không thể giữ vững mão răng sứ. Cần thăm khám kiểm tra để đánh giá chính xác.

2. Răng giả tháo lắp bị rớt

Răng giả tháo lắp là một loại răng được kết cấu bằng nền nhựa, trên đó có gắn răng. Nền nhựa này bám dính vào nướu (lợi) trên nguyên tắc hít khít sát.

Có 6 nguyên nhân chính làm cho răng giả tháo lắp bị lỏng ra sau một thời gian sử dụng.

Nền nhựa bị biến dạng

Trong quá trình sử dụng, bảo quản, nền nhựa có thể bị biến dạng do va đập, do ăn nhai hoặc do môi trường nóng hoặc lạnh tác động. Khi bị biến dạng, không còn khít sát với nướu, lợi nữa thì hàm giả sẽ bị lỏng ra.

Nướu, lợi bị tiêu, biến dạng

Độ bền của răng giả tháo lắp không cao, sau một thời gian ăn nhai nền hàm sẽ bị nong rộng gây lệch lạc do tiêu xương hàm làm nướu teo lại. Đến một giai đoạn teo tóp nhất định, nó sẽ không còn khít sát với hàm giả nữa, mặc dù hàm giả lúc này còn rất tốt. Khi đó, hàm giả cũng sẽ bị lỏng ra.Bệnh nhân không đến gặp bác sĩ để lấy dấu răng làm một hàm tháo lắp mới mà vẫn tiếp tục sử dụng hàm răng giả đã bị nong rộng khiến cho hàm dễ bị rơi ra và nuốt phải trong lúc ăn.

Nhai quá mạnh

Nhai quá nhanh, mạnh và ăn thức ăn cứng, dai dễ khiến hàm và răng giả bị bung tuột.

Chế tác không chính xác

Hàm giả được chế tác không chính xác theo tỉ lệ nên dễ rơi rớt. Quá trình làm răng giả tháo lắp không hề đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ.

Móc hàm bị gãy

Móc của hàm tháo lắp bán phần bị gãy. Lúc này bạn cần kiểm tra lại các bộ phận trên hàm giả còn nguyên vẹn hay không.

Răng trụ bị bệnh lý

Răng trụ lung lay do viêm nha chu, quá tải lực, cũng khiến cho răng giả bị rơi ra. Lý do răng trụ không còn vững chắc để hàm giả bám víu.

Như vậy, sự lỏng lẻo của hàm răng giả tùy thuộc vào mức độ tiêu xương của tùy từng người, tùy thuộc vào sự giữ gìn, bảo quản hàm giả của mỗi người có tốt hay không.

Tuy nhiên, hầu hết hàm giả tháo lắp đều có dấu hiệu bị lỏng ra sau khoảng từ 5 năm sử dụng trở đi.

3. Răng Implant bị rớt

Trồng răng Implant là quá trình cấy ghép một chiếc răng có chân răng nhân tạo làm bằng Titanium. Chân răng này được cấy ghép và bám chặt vào xương hàm, thậm chí cố định ở đó vĩnh viễn.

Tuy nhiên một số trường hợp răng Implant vẫn bị rớt ra ngoài. Xoay quanh bao gồm các nguyên nhân chính sau đây:

Khả năng trụ Implant bị đào thải

Về mặt chứng minh khoa học, đã có rất nhiều báo cáo Implant được giữ rất lâu trên miệng nhờ việc được chăm sóc tốt. Trường hợp Implant bị đào thải sẽ xảy ra trong vòng 3-4 tháng đầu sau khi cấy ghép. Nó xảy ra do không thể thiết lập sự bám dính giữa xương và implant, không có sự gắn kết xương và hình thành mô sợi giữa bề mặt implant.

Implant bị lung lay do xương xốp

Răng Implant bị lung lay do trụ Implant và xương hàm mất đi khả năng tích hợp bền vững. Nguyên nhân có thể do các bệnh lý về nướu làm viêm quanh chân Implant. Nếu bệnh lý này không được phát hiện và điều trị sớm sẽ làm răng Implant không dính chặt vào xương hàm do các mô mềm xâm lấn quanh trụ Implant. Từ đó làm giảm khả năng tích hợp, khiến trụ Implant bị lung lay và rớt ra ngoài.

Gãy trụ Implant

Trường hợp trụ Implant bị gãy khá hiếm khi xảy ra, nhưng không phải là không thể xảy ra. Nguyên nhân hàng đầu có thể xuất phát từ trụ Implant không chính hãng. Đó là các trụ Implant giá rẻ được làm từ các nguyên liệu chất lượng kém, có thể gãy bất cứ lúc nào.

Lực ăn nhai tác động mạnh quá mức chịu đựng sẽ tạo áp lực quá tải lên trụ Implant. Ngoài ra, vị trí xương hàm cắm Implant chưa phù hợp, khiến tiêu xương hàm cũng làm răng không có khả năng chịu lực tốt, dễ bị gãy vỡ, khiến răng Implant bị lung lay và rớt ra ngoài.

Khớp nối giữa trụ Implant và mão răng sứ bị lỏng

Khớp kết nối trụ Implant hay được gọi là Abutment. Abutment được thiết kế dạng khớp giúp kết nối răng sứ phía trên và trụ Implant phía dưới chặt lại với nhau. Thiết kế dạng khớp giúp Abutment kết nối răng sứ phía trên và trụ Implant phía dưới lại với nhau một cách chắc chắn. Khi Abutment bị lỏng sẽ gây ra hiện tượng răng Implant bị lung lay và có nguy cơ răng Implant bị rớt ra ngoài.

Nguyên nhân của tình trạng này có thể do trụ Implant cắm ở vị trí không tốt, lực ăn nhai tác động sai hướng lên trục răng khiến răng Implant bị lung lay.

Hoặc do khớp cắn không được thiết kế đúng kỹ thuật, bị sai lệch, khiến lực ăn nhai tác động cũng sai lệch ảnh hưởng lên khớp nối, làm khớp nối Abutment bị lỏng và làm cho răng Implant bị lung lay.

Hướng dẫn cách xử lý răng giả bị rớt

1. Cách gắn lại răng sứ

Khi răng sứ bị rớt ra, bệnh nhân nên đến nha khoa kịp thời để các bác sĩ tìm hiểu nguyên nhân, thăm khám tình trạng của cùi răng thật và những răng kế cận, từ đó mới có phương pháp xử lý cụ thể.

Nếu trong trường hợp phần cùi răng vẫn còn chắc chắn, răng sứ bị rớt ra ngoài mà vẫn còn nguyên vẹn và mới thì bác sĩ có thể gắn lại bằng xi măng là nó có thể chắc chắn trở lại.

Trường hợp răng sứ bị vỡ có thay được không? Răng sứ bị vỡ không thể tái sử dụng được nữa thì bắt buộc phải làm lại răng sứ mới. Tuy nhiên việc làm lại này cũng không ảnh hưởng nhiều vì cùi răng đã mài sẵn. Chỉ cần chỉnh sửa một chút là có thể lấy dấu làm răng sứ mới.

2. Cách dán răng giả tháo lắp

Cách dán răng giả tháo lắp là sử dụng keo dán răng giảKỹ thuật này để vá lại hàm tháo lắp trong trường hợp hàm bị gãy. Nhưng đó chỉ là tạm thời vì quá trình ăn nhai cũng sẽ bị gãy trở lại.

Hiện nay, có 2 loại keo dán dành cho người sử dụng hàm giả tháo lắp:

  • Một là dạng keo hỗn hợp lỏng dán lên bề mặt đã được làm khô và vệ sinh sạch sẽ. Nếu khách hàng bị mất hàm trên thì bôi theo đường viền và phần trung tâm, nếu bị mất hàm dưới thì chỉ cần lớp keo ở phần trung tâm hàm là đủ.
  • Hai là keo dán hàm giả dạng bột, dễ làm sạch hơn khi tháo ra. Với loại keo này chỉ cần rắc một lớp bột vừa đủ lên hàm và dán lên cung hàm nên.

Người sử dụng hàm giả tháo lắp có thể tự sử dụng keo dán hàm giả mà không cần sự trợ giúp của bác sĩ. Tuy nhiên trước khi sử dụng, bệnh nhân nên kiểm tra keo dán có thành phần nào mà bản thân bị dị ứng hay không. Nếu như có thì nên thông báo với bác sĩ nha khoa để đổi sang loại keo khác nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Trường hợp hàm giả bị biến dạng hoặc răng sứ bị nứt, bể thì phải làm lại mới.

Tình trạng răng giả không còn khít sát do tình trạng tiêu xương hàm. Lúc này xương đã bị tiêu hõm, gương mặt đã mất cân đối, các răng kế cận đã bị ảnh hưởng. Đối với trường hợp này, nên phục hình lại răng đã mất bằng cấy ghép Implant.

Trên đây, chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn cách khắc phục, cách dán răng giả bị rớt, bị gãy. Hi vọng rằng những chia sẻ này của chúng tôi sẽ hữu ích với các bạn.

Xem thêm: Top 5 cách làm giảm đau răng tại nhà bằng nguyên liệu thiên nhiên