Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường, đây là bệnh thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat, mỡ và protein khi hóc- môn insulin của tụy bị thiếu hoặc sụt giảm. Biểu hiện của bệnh thường là tiểu đêm, hay khát nước,… Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh nặng như: Bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận,… Dưới đây là Kiểm soát bệnh tiểu đường bằng cách nào? bạn tham khảo qua để có thể điều tiết, giúp sức khỏe tốt hơn.
1. Ăn thường xuyên và không bỏ bữa
Khi bị bệnh tiểu đường, người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt, ăn các bữa nhỏ trong ngày và không bao giờ được bỏ bữa. Nguyên nhân dễ hiểu là do khi người bệnh ăn ít, cơ thể tập trung vào việc thay đổi dòng phân phối chuẩn bị lưu trữ chất đi nuôi cơ thể. Quá trình này làm sốc hạ mức đường huyết đột ngột.
2. Tăng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn
Chế độ ăn giàu chất có nhiều lợi ích không chỉ riêng người bị bệnh tiểu đường mà cho cả người khỏe mạnh, bình thường. Chất xơ làm bạn cảm thấy no nhanh hơn, ngăn bạn cảm giác thèm ăn, nên ăn các chất hòa tan trong táo, yến mạch, gạo nâu, hạt và vỏ các loại trái cây giúp cải thiện hệ tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng, làm giảm cholesterol và tăng lượng đường trong máu.
3. Sáng ăn no và tối ăn ít
“Hãy ăn sáng như một vị vua, ăn trưa như một người đàn ông bình thường, và ăn tối như một người ăn xin” hãy áp dụng câu nói này cho người bệnh tiểu đường. Đối với người bệnh, bữa ăn sáng giàu protein và ít carbs, tối ăn ít lại sẽ giúp điều chỉnh lượng đường glucose tự nhiên trong máu, ngăn ngừa tăng đường huyết và cải thiện chất lượng cuộc sống.
4. Tập thể dục đều đặn
Đây là mẹo mang lại lợi ích kép. Một, tập thể dục giúp duy trì sức khỏe và kiểm soát béo phì, phòng tránh các bệnh như tiểu đường. Hai, tập thể dục làm giảm tác dụng phụ của bệnh tiểu đường. Đó là lý do tại sao nên tập thể dục ít nhất 30 phút hàng ngày.
5. Ăn thực phẩm chứa chất béo lành mạnh và nhiều trái cây và rau củ
Một chế độ ăn uống cân bằng là cần thiết để kiểm soát bệnh tiểu đường, với những thay đổi cần thiết nhất định. Những thay đổi bao gồm loại bỏ tất cả các thực phẩm chứa carbs giải phóng nhanh ra khỏi chế độ ăn kiêng, như bánh mì trắng, gạo, khoai tây. Kết hợp ăn các thực phẩm chứa carb chậm giải phóng mà không làm tăng lượng đường trong máu, như ngũ cốc nguyên hạt, các cây họ đậu. Thêm vào đó, chế độ ăn uống của bạn cần phải có nhiều protein ít béo (pho mát, trứng, sữa chua, đậu nành), các chất béo lành mạnh (bơ và quả hạch), các loại trái cây và rau củ có nhiều chất xơ (như quả mọng và bông cải xanh). Nhưng tránh ăn trái cây như cam, xoài, và dưa hấu vì chúng giàu fructose.
>>>> Xem thêm: Bệnh tiểu đường không nên ăn gì?