Lưu ý với hạ đường huyết trên bệnh nhân bị tiểu đường

Hạ đường máu rất dễ xảy ra

Bác Thạnh (Thạch Thất, Hà Tây) bị ĐTĐ một năm nay. Ban đầu mức đường máu của bác là 15mmol/l sau khi đi điều trị ở bệnh viện về, hiện tại bác vẫn tiếp tục uống thuốc như của bệnh viện kê, tuy nhiên dạo gần đây bác liên tục bị những cơn chóng mặt, run rẩy, toát mồ hôi…

Young Woman with Hand on Head --- Image by © Imagemore Co., Ltd./Corbis

Những triệu chứng này thuyên giảm đi khi bác ăn một miếng bánh hay uống một cốc sữa đậu nành. Bác đã được tư vấn giảm dần liều thuốc tuy nhiên hiện tượng này vẫn tiếp diễn khiến bác và gia đình hết sức lo lắng.

Bởi khi bị hạ đường huyết, các cơ quan trong cơ thể bị lâm vào tình trạng thiếu năng lượng, các hoạt động bị đình trệ. Đặc biệt là não và hồng cầu là hai cơ quan trong cơ thể phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn năng lượng từ glucose. Vì thế hạ đường huyết kéo dài có thể gây tổn thương não, thậm chí hôn mê gây tử vong.

Khắc phục cách nào?

Hiểu rõ được nguyên nhân cũng có nghĩa là sẽ tìm ra cách khắc phục phù hợp.

Cụ thể, hạ đường huyết thường xảy ra trong những trường hợp sau:

–  Ăn quá ít, bỏ bữa ăn hoặc ăn chậm sau khi uống hoặc tiêm thuốc điều trị đái táo đường. Uống hoặc tiêm liều quá cao các thuốc tây điều trị ĐTĐ.

– Tập luyện hoặc lao động quá nặng, quá lâu so với bình thường.

– Hay do một số tương tác của các nhóm thuốc bệnh nhân dùng để điều trị các bệnh khác như các thuốc chống viêm giảm đau, một số thuốc điều trị nấm hoặc kháng sinh.

– Ngoài ra uống rượu quá nhiều sẽ ức chế gan tổng hợp glucose từ glucogen. Nếu bệnh nhân bị các bệnh gan, thận, tim nặng hoặc bị bệnh viêm nhiễm nặng, ví dụ như bị suy giáp hoặc suy thượng thận thì rất dễ bị hạ đường huyết.