Người bệnh cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
– Phải ăn uống điều độ, đúng giờ, không để quá đói nhưng cũng không ăn quá no.
– Nên chia nhỏ bữa ăn (ít nhất 4 bữa). Người bệnh cũng nên ăn bữa phụ buổi tối để tránh hạ đường huyết ban đêm.
– Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như là khối lượng của các bữa ăn.
Một chế độ ăn uống giảm chỉ số đường huyết (GI) gồm nhiều đậu Hà Lan, đậu lăng… có tác dụng kiểm soát những triệu chứng của bệnh tiểu đường và bệnh tim tốt hơn so với chế độ ăn uống nhiều ngũ cốc và chất xơ.
Các nhà khoa học thuộc Bệnh viện St. Michael (Canada) đã rút ra kết luận này sau khi khảo sát 210 bệnh nhân tiểu đường týp 2. Theo chuyên san củ a Hiệp hội Y học Mỹ, những tình nguyện viên được chia làm 2 nhóm, nhóm 1 ăn nhiều đậu nành, đậu Hà Lan, đậu lăng, mì sợi và nhóm 2 ăn nhiều ngũ cốc và chất xơ. Cả hai nhóm này cũng được khuyên ăn 3 khẩu phần hoa quả và 6 suất rau mỗi ngày. Kết quả sau 6 tháng cho thấy, lượng đường trong máu ở nhóm 1 đã giảm đáng kể so với nhóm 2.
Thực phẩm cho bệnh nhân tiểu đường
Nếu bạn dùng insulin hoặc thuốc cho bệnh tiểu đường, bạn cũng có thể cần ăn vặt giữa các bữa ăn. Trao đổi với chuyên viên dinh dưỡng của bạn để được tư vấn và thông tin về việc làm thế nào để ăn một lượng carbohydrate vừa phải trong các bữa ăn của bạn.
Chỉ số glycaemic: Một số thực phẩm chứa carbohydrate giải phóng glucose vào máu nhanh hơn so với những loại khác. Thực phẩm có mức độ glucose trong máu tăng chậm hơn được mô tả là có chỉ số đường huyết thấp (GI) và có thể có ích trong việc kiểm soát đường huyết.
Các loại thực phẩm carbohydrate có GI thấp bao gồm bánh mì nhiều chất xơ và ngũ cốc, mì ống, gạo basmati hoặc doongara, trái cây, rau đậu và các sản phẩm từ sữa ít chất béo. Cố gắng ăn ít nhất một loại thực phẩm có chỉ số GI thấp cho mỗi bữa ăn.
Một số loại thực phẩm có GI thấp nhưng cao trong chất béo và năng lượng, ví dụ cho kem và sô cô la. Luôn luôn kiểm tra danh sách các thành phần và chỉ số năng lượng (calorie hoặc kilojoule) của thực phẩm đóng gói.
Đường: Những người bị bệnh tiểu đường thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh có thể bao gồm một lượng đường trong chế độ ăn uống của họ. Tuy nhiên, nên ăn đường trong các thực phẩm có nhiều dinh dưỡng, chẳng hạn như ngũ cốc ăn sáng có chiều chất xơ có chứa trái cây sấy khô, sản phẩm từ sữa ít chất béo thay vì đồ ngọt hoặc nước giải khát.
Bạn có thể sử dụng các chất làm ngọt nhân tạo để thay thế một số đường nếu nó giúp giảm lượng năng hấp thụ của bạn và kiểm soát cân nặng.
Ăn ít chất béo – đặc biệt là chất béo bão hòa: Tất cả các chất béo đều chứa nhiều năng lượng. Ăn quá nhiều chất béo có thể dẫn đến tăng cân, có thể gây khó khăn khi kiểm soát lượng đường trong máu của bạn và có thể làm tăng mỡ trong máu (cholesterol và triglycerides). Những người bị bệnh tiểu đường có nguy cơ phát triển bệnh tim, vì vậy hãy cố gắng ăn ít chất béo bão hòa.
Thực phẩm cao chất béo bão hòa bao gồm thịt mỡ, thức ăn nhiều chất béo từ sữa, kem, chất béo đông đặc (chẳng hạn như bơ, mỡ lợn, copha và bơ sữa trâu đặc), các loại dầu cọ và dầu dừa, và các sản phẩm có chứa những chất béo (ví dụ như các loại thực phẩm chiên, một số bánh ngọt và bánh quy và các loại thực phẩm ăn nhanh.
Khi bạn ăn chất béo, nên chọn chủ yếu những loại sau:
Chất béo không bão hòa (poly) và dầu – được tìm thấy trong bơ thực vật không bão hòa, dầu hướng dương, dầu cây rum, đậu tương, ngô, hạt bông, hạt nho và mè; dầu cá như cá trích, cá thu, cá mòi, cá hồi và cá ngừ, các loại hạt và hạt giống.
Chất béo không bão hòa (mono) và các loại dầu – bơ thực vật như bơ từ dầu ô liu và dầu hạt cải, dầu ô liu, quả bơ, các loại hạt.
Ăn một lượng vừa phải protein: Cơ thể sử dụng protein cho sự tăng trưởng và tái tạo. Hầu hết mọi người chỉ cần 1 – 2 khẩu phần nhỏ các loại thực phẩm từ thịt hoặc protein khác mỗi ngày. Hầu hết các loại thực phẩm chứa protein không trực tiếp ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn. Các loại thực phẩm chứa protein bao gồm thịt nạc, thịt gia cầm không da, hải sản, trứng, các loại hạt không ướp muối, các sản phẩm đậu nành như đậu hũ và các loại đậu (đậu khô và đậu lăng). Tuy nhiên cây họ đậu cũng chứa carbohydrate, do đó chúng sẽ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn.
Lưu ý chỉ số đường huyết của thực phẩm
Một số loại thực phẩm sau khi ăn có khả năng làm tăng đường huyết. Khả năng làm tăng đường huyết của thực phẩm được gọi là chỉ số đường huyết của loại thức ăn đó. Người bệnh cần lưu ý, dù các loại thức ăn có lượng glucid bằng nhau nhưng sau khi ăn thì lại có mức độ làm tăng đường huyết khác nhau.
Những loại thức ăn có chỉ số đường huyết thấp khi ăn rất có lợi với bệnh nhân tiểu đường, giúp người bệnh có thể dễ dàng kiểm soát được đường huyết. Sau khi ăn những thực phẩm này, đường huyết người bệnh chỉ bị tăng ít và tăng rất từ từ.
Ngược lại, những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao sẽ làm đường huyết người bệnh tăng nhanh và tăng cao. Do vậy người bệnh tiểu đường nên chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để sử dụng.
Tuy nhiên, người bị bệnh tiểu đường vẫn có thể dùng các thực phẩm chỉ số đường huyết cao nhưng cần hạn chế và khi ăn nên phối hợp với các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, đặc biệt với thực phẩm có nhiều chất xơ.