Mẹo chữa sưng mộng răng tại nhà đơn giản mà hiệu quả

Sưng mộng răng là một trong những bệnh lý mà ai cũng có thể mắc phải. Căn bệnh này không chỉ gây khó khăn trong việc sinh hoạt, ăn uống mà còn là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh khác. Tuy nhiên, đừng lo đã có mẹo chữa sưng mộng răng tại nhà đơn giản mà hiệu quả dưới đây rồi!

Nguyên nhân gây sưng mộng răng

Sưng mộng răng là hiện tượng lợi đang phản ứng lại với những tác động của vi khuẩn do viêm nướu chân răng gây ra. Khi nướu có biểu hiện bị sưng đỏ, đau nhức và bị phồng lên thì tức là bên dưới nướu đã có một ổ viêm chân răng có mủ tấn công.

Nguyên nhân ban đầu xuất phát từ việc vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc lười vệ sinh răng miệng. Từ đó, khiến cho mảng bám cao răng hình thành và gây ra các bệnh lý răng miệng, trong đó phổ biến là sưng mộng răng hàm.

Sưng mộng răng gây đau đớn, khó khăn trong sinh hoạt, ăn uống

Sưng mộng răng gây đau đớn, khó khăn trong sinh hoạt, ăn uống

Do các nguyên nhân gây sưng mộng răng, khi mới hình thành, chúng chỉ là lớp màng vi khuẩn mỏng, dính, không màu xuất hiện liên tục trên răng và nướu. Sau đó, qua thời gian những mảng bám đó phát triển, tạo thành lớp cao răng dày và chắc bám trên thân răng, dưới nướu và làm chúng bị tổn thương. Bệnh nặng hay nhẹ sẽ phụ thuộc vào mảng bám trên răng ít hay nhiều.

Sưng mộng răng gây nguy hiểm thế nào?

Mức độ nguy hiểm của sưng mộng răng phụ thuộc vào từng giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn lại có những biểu hiện riêng, bạn cũng có thể dựa vào đó để làm dấu hiệu nhận biết bệnh. Thông thường, mức độ nguy hiểm của bệnh sẽ biểu hiện qua 3 giai đoạn sau:

+ Giai đoạn 1: Bệnh sẽ chỉ khiến răng lung lay nhẹ, sự phá hủy còn có khả năng phục hồi vì xương và mô liên kết có vai trò giữ răng chưa bị ảnh hưởng tới.

+ Giai đoạn 2: Bắt đầu hình thành các ổ viêm nặng, có mủ kèm theo. Nướu vùng chân răng bị tụt xuống nhiều và xuất hiện mùi hôi miệng rất khó chịu.

+ Giai đoạn 3: Bạn sẽ thấy phần má bị sưng to hơn, hàm cứng lại và không thể ăn nhai bình thường được. Sưng mộng răng lúc này đã trở nên cực kì nguy hiểm, dần dần sẽ là apxe, rồi biến chứng sang viêm xương, viêm mô tế bào tụ…. Do đó, nếu không được điều trị sẽ gây ảnh hưởng lớn cho răng miệng, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.

Các cách chữa sưng mộng răng tại nhà không dùng thuốc

1. Súc miệng bằng nước muối

Hàng ngày, bệnh nhân duy trì súc miệng bằng nước muối loãng 2 lần để kìm hãm sự tấn công của những vi khuẩn làm hại nướu răng. Nước muối loãng còn có tác dụng cho nướu săn chắc và hồng hào hơn. Tuy nhiên, không nên pha quá mặn sẽ làm xót những vùng nướu bị rách.

Súc miệng bằng nước muối

Súc miệng bằng nước muối

2. Đắp gừng tươi đập giập

Trong gừng tươi có chứa các chất kháng viêm rất tốt, có tính ấm nên hỗ trợ giảm sưng nề hiệu quả. Nếu bạn bị sưng mộng răng thì có thể lấy 1 nhánh gừng tươi, đập giập rồi đắp vào vị trí nướu bị sưng đỏ. Mỗi ngày làm 1 lần là cách chữa sưng mộng răng khá hiệu quả.

3. Tỏi

Ngoài tính sát khuẩn, chống viêm và chữa đau răng, tỏi còn giúp bệnh nhân bị sưng mộng răng xoa dịu đi sự đau đớn hàng ngày. Lấy 1 củ tỏi đập dập rồi trộn lẫn với 1 chút muối để đắp lên phần nướu sưng đỏ. Ban đầu sẽ có 1 chút xót và mùi khó chịu, nhưng bù vào đó bệnh nhân sẽ hạn chế được đau sưng mộng răng.

Dùng tỏi chữa sưng mộng răng

Dùng tỏi chữa sưng mộng răng

4. Massage nhẹ nhàng

Việc massage nhẹ nhàng vùng nướu sẽ giúp cho bạn giảm đi cơn đau, tuy không giảm đau được hoàn toàn nhưng có tác dụng tức thời giúp bạn không bị buốt răng và đau nữa.

5. Kinh giới và lá lốt

Đây là 2 thực phẩm có công dụng tuyệt vời trong điều trị chữa đau răng và tiêu viêm khá tốt. Bạn có thể sử dụng để ăn kèm với thức ăn hàng ngày, hoặc giã nát rồi đắp lên vùng nướu bị sưng. Sau 1 – 2 ngày đắp, bạn sẽ thấy chúng phát huy công dụng.

6. Chanh

Trong chanh có cất chất chống oxy hóa, vị chua nên với thể sát khuẩn rất tốt, cản trở được những mảng bám trên thân răng. Sử dụng nước cốt chanh xoa trực tiếp vào vùng lợi bị sưng để massage nhẹ nhàng không những giúp diệt sạch vi khuẩn mà còn diệt sạch những vi sinh vật đang tàng trữ trong khoang miệng.

Chữa sưng mộng răng bằng chanh

Chữa sưng mộng răng bằng chanh

Hoặc bạn cũng có thể dùng dung dịch cốt chanh, bạn có thể hòa chanh cộng một chút muối và dung dịch tạo thành hỗn tạp để súc mồm cũng tạo điều kiện cho lợi bớt sưng tấy.

7. Lô hội

Hay còn gọi là nha đam, có thể chữa viêm nhiễm nướu răng. Lấy một ít gel lô hội xoa nhẹ nhàng vào vùng bị viêm. Hoặc uống nước ép lô hội cũng là cách hiệu quả để trị viêm nướu răng.

Lời khuyên cho người bệnh sưng mộng răng

Ngoài những cách chữa bệnh sưng mộng răng trên đây, để quá trình điều trị sưng mộng răng mang đến kết quả tốt nhất thì bạn cần bỏ túi một số lời khuyên dưới đây:

+ Thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách với bàn chải lông mềm 2 lần/ngày.

+ Bổ sung đầy đủ các chất cho cơ thể, đặc biệt là vitamin C.

+ Đảm bảo loại bỏ hoàn toàn mảng bám trong khoang miệng sau khi ăn bằng chỉ nha khoa hoặc xúc miệng nước muối.

+ Quan trọng nhất vẫn là thực hiện thăm khám và lấy cao răng định kì 3 – 6 tháng/lần. Việc này không những ngăn chặn bệnh sưng mộng răng quay trở lại mà còn là cách phòng tránh hiệu quả các bệnh răng miệng nguy hiểm khác.

Hy vọng bài viết về cách chữa bệnh sưng mộng răng trên đây chính là giải pháp tuyệt vời đối với người sưng mộng răng. Song những cách này nếu bạn áp dụng mà tình trạng không thuyên giảm thì cần đến sự thăm khám bác sĩ.

Xem thêm:

Chia sẻ mẹo chữa bệnh tiểu dắt bằng cách dân gian cực dễ

Tiết lộ cách chữa bệnh suất tinh sớm không cần đến thuốc Tây