Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh suy tim phải

Bệnh suy tim có sự suy giảm chức năng tim với nhiều nguy nhân khác nhau gây ra. Vậy suy tim phải có thực sự nguy hiểm? Giải pháp nào để điều trị suy tim phải hiệu quả? Bạn hãy tham khảo ngay Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh suy tim phải bạn sẽ tìm ra được câu trả lời.

Nguyên nhân gây suy tim phải

Nguyên nhân thường gặp nhất gây suy tim phải là suy tim trái. Khả năng bơm máu kém hiệu quả do suy tim trái khiến cho máu bị ứ đọng tại phổi, làm gia tăng áp lực tại cơ quan này. Khi thất phải co bóp tống máu lên phổi sẽ gặp phải khó khăn và không thể làm việc một cách hiệu quả, cuối cùng sẽ dẫn tới suy tim.

Ngoài suy tim trái, một số nguyên nhân sau cũng có thể gây suy tim phải:

– Bệnh phổi mạn tính: như khí phế thũng, tắc mạch phổi… có thể gây ra tăng áp động mạch phổi, làm tăng áp lực cho tâm thất phải tương tự như suy tim trái.

– Bệnh mạch vành: tắc nghẽn mạch máu nuôi dưỡng cho tim gây ra suy tim trái dẫn đến suy tim phải, hoặc trực tiếp gây ra suy tim phải.

– Bệnh van tim: hẹp van động mạch chủ, hẹp và/hoặc hở van 3 lá…

– Co thắt màng ngoài tim: màng ngoài tim dày bất thường có thể hạn chế khả năng bơm máu của tim phải một cách hiệu quả.

– Còn ống động mạch: là dị tật tim bẩm sinh khiến máu có thể di chuyển từ tim phải sang tim trái (và ngược lại) gây gia tăng áp lực cho tim phải.

Đối tượng có nguy cơ cao mắc suy tim phải

– Người cao tuổi: từ 50 – 70 tuổi

– Nam giới: có nguy cơ cao hơn so với nữ giới.

– Người có bệnh tim mạch: dị tật tim bẩm sinh, rối loạn nhịp tim, tiền sử nhồi máu cơ tim, bệnh van tim…

– Người có bệnh phổi, bệnh tiểu đường, huyết áp cao, béo phì…

– Người có thói quen sử dụng thuốc lá, cocain, rượu bia…

Dấu hiệu nhận biết suy tim phải

Các triệu chứng của suy tim phải thường liên quan đến sự ứ trệ tuần hoàn do khả năng hút máu trở về tim bị suy giảm, các triệu chứng đó bao gồm:

– Khó thở do ứ máu tại phổi, đặc biệt khi người bệnh nằm xuống hoặc làm việc gắng sức

– Ho khan

– Sưng chân và mắt cá chân

– Tăng cân đột ngột

– Chán ăn, buồn nôn, chướng bụng…

– Đi tiểu nhiều hơn về đêm

– Đánh trống ngực, nhịp tim nhanh bất thường

– Mệt mỏi

– Tĩnh mạch cổ nổi to

–> Tổng quan về bệnh hẹp động mạch vành