‘Nhiều người nhầm lẫn đột quỵ với trúng gió’

10h sáng 27/3, PGS-TS Vũ Anh Nhị, Chủ tịch Hội Thần kinh học TP HCM và GS.TS Nguyễn Văn Thông, Chủ tịch Hội Phòng chống Đột quỵ Miền Bắc, Chủ nhiệm Bộ môn Thần kinh Viện Nghiên cứu Y Dược Lâm sàng 108, nguyên Giám đốc Trung tâm Đột quỵ Bệnh viện quân y 108 có mặt tại tòa soạn VnExpress trao đổi với độc giả, người bệnh trong buổi tư vấn trực tiếp phòng và điều trị đột quỵ với sự hỗ trợ của công nghệ truyền hình trực tuyến (Live Streaming).

Xin bác sĩ cho biết đột quỵ là gì? Đột quỵ khác với nhồi máu cơ tim thế nào? (Duy, 38 tuổi, từ Bình Thuận)

GS.TS Nguyễn Văn Thông: Đột quỵ là mất đột ngột lưu lượng máu lên não, do tắc mạch, nghẽn mạch, vỡ mạch, chảy máu não, nếu tình trạng nặng có thể dẫn tới tử vong.

Còn nhồi máu cơ tim là do tắc mạch ở động mạch nuôi cơ tim, hoại tử cơ tim nếu không được điều trị kịp thời.

Trước đây, đột quỵ là từ gọi chung cho cả não, tim, nhưng nay người ta định nghĩa nhồi máu cơ tim khác trước nên không dùng từ đột quỵ để chì chung cho tình trạng nhồi máu cơ tim. Đột quỵ hiện chủ yếu là tình trạng tai biến mạch máu não.

IMG-1770-7542-1427432225

PGS-TS Vũ Anh Nhị và Giáo sư Nguyễn Văn Thông.

PGS-TS Vũ Anh Nhị: Đột qụy (tai biến mạch não) do mất đột ngột lưu lượng máu tới não hoặc chảy máu bên trong sọ dẫn dến giảm, mất chức năng hoặc chết các tế bào não. Đây là nguyên nhân gây liệt, rối loạn ngôn ngữ, mất cảm giác và trí nhớ, hôn mê và khả năng gây tử vong.- Chào bác sĩ, theo thông tin em tìm hiểu được thì biểu hiện của người bị đột quỵ khá giống với người bị trúng gió: đột nhiên chóng mặt, xây xẩm, méo mặt, hay té xỉu, bất tỉnh hay nôn ói. Làm sao để phân biệt đột quỵ và trúng gió thưa bác sĩ? (Nhân, 27 tuổi, Hải Dương)

Nhiều người thường hay nhầm lẫn đột quỵ với trúng gió vì chúng có triệu chứng như nhau như nhức đầu, xây xẩm. Thật ra trúng gió (cảm mạo) là từ dùng để chỉ một người bất ngờ cảm lạnh, mệt mỏi, chóng mặt khi thay đổi thời tiết. Còn quá trình đột quỵ diễn ra rất nhanh, nếu như không được kịp thời phát hiện, cấp cứu và điều trị đúng cách thì nếu nặng sẽ dẫn đến tử vong, hoặc có may mắn qua khỏi thì chịu di chứng tàn tật suốt đời.

Đột quỵ là bệnh lý hệ thần kinh phổ biến nhất hiện nay, đặc trưng bởi hiện tượng máu lên não bị gián đoạn đột ngột với hai dạng chính là nhồi máu não (tắc mạch) và chảy máu não (vỡ mạch). Nhồi máu não có thể do tắc mạch não hoặc nghẽn mạch não gây ra. Còn chảy máu não là hiện tượng máu thoát ra khỏi lòng mạch máu vào nhu mô não hoặc các tổ chức xung quanh.

Lúc này, máu không đến được những vùng chức năng quan trọng để nuôi não nên bệnh nhân nằm trong tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc”. Khác với trúng gió, chúng ta tuyệt đối không nên “xoa dầu, cạo gió, bế thốc dậy” ở người đột quỵ vì dễ dẫn đến bệnh nặng nề hơn. Thay vào đó, chúng ta đặt bệnh nhân nằm nghỉ trên giường với đầu nâng cao nhẹ và nhanh chóng gọi xe cấp cứu để đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất kịp thời cứu chữa.

Ngay cạnh nhà tôi có một chú vừa mất đột ngột vì lên cơn đột quỵ. Chú ấy có bệnh cao huyết áp, đi tắm và ngã trên sàn nhà tắm. Đưa tới bệnh viện ngay lập tức nhưng bác sĩ bảo vỡ mạch máo não. Gia đình tôi nhiều người bị cao huyết áp, xin hỏi bác sĩ bệnh đột quỵ có dấu hiệu nào và trong trường hợp người nhà bị đột quỵ thì sơ cứu thế nào trước khi đi bệnh viện thưa bác sĩ? (Bích Trâm, 30 tuổi, ngụ tại TP HCM)

PGS.TS Vũ Anh Nhị: Những người cao huyết áp khi gặp nhiệt độ, thời tiết bất lợi có thể dẫn đến cao huyết áp trên nền cao huyết áp sẵn có, đưa tới nguy cơ đột quỵ, xuất huyết não, thường 6-8 giờ đầu sẽ tử vong.

Trường hợp bạn kể có thể chảy máu trong sọ, những người có tiền sử cao huyết áp dễ bị rơi vào tình trạng này. Do đó, mọi người cần chú ý yếu tố thời tiết thay đổi, nhất là sáng sớm, khi đi đường, và đừng để bản thân mình căng thẳng bởi có thể gây chảy máu não.

Cao huyết áp là yếu tố gây tai biến, nhưng nguy cơ dẫn tới tử vong là xuất huyết não. Do đó, điều quan trọng là phải điều trị bệnh huyết áp, tránh căng thẳng để không gây ra tình trạng xuất huyết não.

h1-9150-1427432225

Chương trình tư vấn trực tiếp Đột quỵ não diễn ra trên báo điện tử VnExpress đã nhận được hơn 1.000 câu hỏi của bạn đọc.

GS.TS Nguyễn Văn Thông: Đột quỵ xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhất là ở tuổi trung niên và cao tuổi (càng lớn tuổi càng dễ bị đột quỵ). Tuy nhiên, ngày nay đột quỵ có xu hướng xảy ra cả ở những người trẻ tuổi. The thống kê thì nam giới dễ bị đột quỵ hơn phụ nữ.Xin chào bác sĩ, đợt Tết vừa rồi về quê tôi được nghe kể nhiều người bỗng dưng đột tử lúc đang ngủ hoặc bị ngã không bị thương gì cũng qua đời trước khi đến trạm y tế, trong đó có những người còn trẻ, mới ba mươi mấy mà cũng mất vì đột quỵ bất ngờ. Cả khu phố tôi ai cũng hoang mang, xin hỏi bác sĩ rốt cuộc ai dễ bị đột quỵ nhất ạ?

Ngoài ra, còn có một số bệnh và thói quen làm tăng nguy cơ đột quỵ (dễ bị đột quỵ hơn): như tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, tăng mỡ (cholesterol) trong máu, bệnh tim, hút thuốc lá, nghiện và lạm dụng quá nhiều bia rượu… Ngoài ra nếu chúng ta ít vận động hoặc người bị béo phì thì nguy cơ đột quỵ xảy ra thường rất cao.

Cha em năm nay 65 tuổi. Cha cách đây 1 năm có biểu hiện liệt tay mặt và yếu chân mặt kèm theo mất ngủ liên tục nhiều năm, còn giảm cả trí nhớ (quên trước quên sau) và cũng được các bác sĩ Ban Bảo vệ sức khỏe khám và cho thuốc nhưng chỉ bớt chút ít chứ không nhiều. Hiện nay cha có biểu nói chậm, chảy nước miếng, ăn nhai được nhưng khó nuốt, đi được nhưng hơi khó khăn và lâu lâu bị mất thăng bằng.

Hiện trạng cha em vậy thì mức độ nguy hiểm thế nào? Phòng ngừa thế nào? Khám và chữa bệnh thế nào thưa bác sĩ? Mong hồi âm của bác sĩ. Chân thành cám ơn bác sĩ (Huỳnh Duy Phương, 30 tuổi, Cà Mau)

PGS.TS Vũ Anh Nhị: Theo tôi, đây là di chứng của tai biến mạch máu não. Khi rơi vào tình trạng này, chức năng não bị ảnh hưởng, dẫn tới suy giảm nhận thức, sa sút trí tuệ.

Cha em cần phải phòng ngừa đột quỵ tái phát vì ông có nguy cơ tái phát nhiều, có thể đã tái phát nhưng em không nhận ra. Ngoài ra, cần tạo cơ hội cho bệnh nhận vận động (đi, nói) để trí nhớ tốt hơn.

Cha em cũng có thể bị trầm cảm, bởi 60% đột quỵ sau 3-6 tháng có biểu hiện trầm cảm và nếu tình trạng này xảy ra thì khả năng phục hồi sau tai biến ở mức kém.

Các thành viên trong gia đình nên quan tâm nhiều hơn tới người bệnh, con cái nên tiếp xúc, nói chuyện, lắng nghe, chia sẻ với cha em để ông tăng cường khả năng giao tiếp. Bởi việc cải thiện trí tuệ cho bệnh nhân khá quan trọng. Nếu suy giảm trí nhớ thì triệu chứng về não xuất hiện, lại phải điều trị não – tức điều trị chuyên biệt để tăng cường hoạt động của não

Tóm lại cần có biện pháp để phòng ngừa đột quỵ cho ông, cho ông vận động, giảm stress, vận động ngôn ngữ, hỗ trợ để não quay về chức năng bình thường.

Tôi có người bác mới ngoài 50, sức khỏe bình thường rất ít khi đi bệnh viện, vậy mà qua một cơn đột quỵ đã ra đi luôn, khiến cả gia đình bàng hoàng dù bác tôi là người rất biết chăm sóc sức khỏe, không bao giờ hút thuốc hay uống rượu bao giờ. Xin bác sĩ cho tôi hỏi nguyên nhân nào khiến bác tôi bị đột quỵ nhanh như vậy ạ?

PGS.TS Vũ Anh Nhị: Nguyên nhân gây đột quỵ não là do lối sống không lành mạnh, môi trường ô nhiễm, stress…

Trong đó gốc tự do sẽ làm tổn thương nội mạc, khiến thành mạch không trơn tru, hình thành các cục máu đông có thể kẹt lại gây tắc hoặc thâm chí vỡ mạch, dễ dẫn đến tình trạng đột quỵ não.

Gốc tự do tấn công làm tổn thương nội mạc mạch máu khiến thành mạch không còn trơn tru, tạo điều kiện thuận lợi xuất hiện các mảng xơ vữa khiến lòng mạch máu bị thu hẹp, dòng máu lưu thông khó khăn, gây ra hiện tượng thiếu máu não. Đồng thời, khi mảng xơ vữa bong ra khỏi thành mạch sẽ gắn kết với các tế bào máu và các yếu tố khác hình thành các cục máu đông có thể kẹt lại tại nhiều vị trí trong mạch máu não, gây tắc mạch, thậm chí vỡ mạch khiến xảy ra tình trạng đột quỵ não…..

 – Thưa bác sĩ, bố tôi 47 tuổi, bị đột quỵ và nhập viện, tôi phải làm gì để chăm sóc tốt hơn cho người nhà tôi ạ? Xin cảm ơn bác sĩ.

GS.TS Nguyễn Văn Thông: Bố chị 47 tuổi, mắc đột quỵ nên phải nhanh chóng đưa bố đi đến bệnh viện. Trong giai đoạn đầu mới nằm viện, người nhà lẫn bệnh nhân phải tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Nên cho người bệnh nằm trên ga trải giường khô, nằm với đầu giường cao 30 độ với đầu, cổ và thân người thẳng nhau, tránh gối cao gập cổ làm khó thở, chú ý vệ sinh răng miệng để tránh bội nhiễm, trở mình thường xuyên khoảng 1-2 tiếng một lần (có thể trở nghiêng cả đầu, nghiêng cơ thể sang trái, phải để tuần hoàn máu, chống loét).

Một điều quan trọng nữa là phải kiểm tra khả năng nuốt của bệnh nhân, nên cho ăn từng chút một và thức ăn phải loãng. Đã có những trường hợp đáng tiếc xảy ra khi bệnh nhân ăn chả hay quả vải và đã bị sặc, dẫn tới tử vong.

Khi bệnh nhân đến giai đoạn phục hồi thì phải tập luyện phục hồi chức năng, tập từ dễ đến khó, ví dụ như tập ngồi thõng chân, rồi ngồi ghế, sau đó là đứng…

Cách xử trí tại nhà trước khi đến bệnh viện: nên để bệnh nhân nằm thẳng, nếu nôn thì cho nôn, không đánh gió, gọi cho cơ sở y tế gần nhất, hoặc có thể thuê taxi, đưa người bệnh nằm ở tư thế trẳng trục. Người nhà không nên xử trí ở giai đoạn này vì chúng ta chưa biết nguyên nhân bệnh là gì.

PGS.TS Vũ Anh Nhị: Theo tôi, bác sĩ, y tá phải hướng dẫn, trợ giúp thêm cho người nhà để họ chăm sóc tốt bệnh nhân. Người đột quỵ cần được nghỉ ngơi, nên hạn chế hỏi thăm, vì có thể làm đột quỵ tái phát, không nên cho ăn tuống tùy tiện mà phải có chỉ dẫn của bác sĩ.

Tôi nghe nói, khi một người đột quy thì thời gian cấp cứu tốt nhất là “3 giờ vàng”. Vậy bác sĩ có thể giải thích về “3 giờ vàng” này là như thế nào không ạ?

PGS-TS Vũ Anh Nhị: Không phải lúc nào cũng có 3 giờ vàng. Theo các nghiên cứu cho thấy trong 3 giờ đầu có thể dùng thuốc để tiêu huyết khối đó đạt mức độ tối đa, giúp bệnh nhân phục hồi hoàn toàn, nên được gọi là 3 giờ vàng.

Đối với nhồi máu não đến trước 3 giờ vàng là sự can thiệp rất kịp thời và có thể phục hồi hoàn toàn cho một số bệnh nhân.

Bệnh nhân thiếu máu não, xuất huyết não, hôn mê thì cần phải được cấp cứu kịp thời. Trong 3 giờ đầu, ở những người nhẹ có thể thở oxy thì não sẽ hoạt động tốt hơn. Nếu xuất huyết não thì được cấp cứu hôn mê.

Vì lẽ đó, nên đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt trong 3 giờ đầu.

Mẹ tôi từng bị tai biến dạng nhẹ và đã điều trị được 1 năm, biến chứng không nhiều, đi đứng bình thường, nhưng chân trái vẫn còn yếu và thường xuyên ho vào ban đêm. Xin hỏi bác sĩ có cách nào phòng ngừa đột quỵ tái phát và phục hồi di chứng sau đột quỵ không? Và nên tập luyện thời gian nào sau đột quỵ là tốt nhất? (Phương, 29t, Ninh Kiều, Cần Thơ)

GS.TS Nguyễn Văn Thông: Các khuyến cáo trên thế giới đều khuyên rằng nên tập luyện cho bệnh nhân càng sớm càng tốt. Có thể tập vật lý trị liệu 24 giờ sau đột quỵ, khi HA đã ổn định. Nhưng phải tùy theo bệnh nhân và mức độ nặng của đột quỵ, các chỉ số sinh tồn của người bệnh như: mức ý thức, HA, tình trạng hô hấp, thân nhiệt sốt cao, tuổi tác… và phải theo chỉ định của các bác sĩ điều trị, phương thức tập sẽ theo chỉ dẫn của các bác sĩ phục hồi chức năng theo từng bước mà không đốt cháy giai đoạn.

PGS.TS Vũ Anh Nhị: phòng ngừa đột quỵ hiện nay có hiệu quả hơn trước. Trước đây, tuổi mắc đột quỵ thường trung bình là 55 tuổi, nay lên tới 70. Vận động có thể giúp phục hồi đột quỵ tới 50%, thuốc điều trị chỉ mang tín hỗ trợ, phối hợp.

Ở giai đoạn sớm: nên chuyển dịch người bệnh, có thể xoay giường, không nên cho nằm suốt trên giường. Sau đó, cho người bệnh vận động thụ động, rồi đến vận động chủ động và độc lập vận động.

Nếu làm được những điều này thì khả năng phục hồi ở mức cao. Thống kê trên thế giới hiện nay cho thấy 70% trường hợp đột quỵ tự chăm sóc mình được.

Có thể bổ sung thực phẩm chiết xuất từ Bluberry để bảo vệ mạch máu não, chống gốc tự do…

– Đột quỵ rất nguy hiểm, dễ xảy ra đối với cả nam lẫn nữ. Vậy cách phòng đột quỵ não như thế nào để có một sức khỏe tốt hơn?

PGS-TS Vũ Anh Nhị: Đột quỵ để lại những hậu quả nặng nề. Các thống kê cho thấy 1/3 số người bị đột quỵ sau đó bị liệt nửa người. 6 tháng sau đột quỵ, gần 2/3 bệnh nhân không thể tự làm các hoạt động bình thường. Đến 1/5 số bệnh nhân bị mất tiếng nói sau tai biến.

Vì đây là một bệnh nguy hiểm nên mỗi người cần thay đổi thói quen sống, ăn uống khoa học, suy nghĩ tích cực, thoải mái, tránh để cơ thể rơi vào các trạng thái stress hoặc thay đổi đột ngột về thể chất cũng như tinh thần, tập luyện hợp lý. Phòng ngừa rất quan trọng vì giảm thiểu khả năng tử vong và hậu quả nặng nề của đột quỵ não. Ngoài ra cần dùng những sản phẩm hỗ trợ từ thiên nhiên để làm giảm khả năng xảy ra các nguy cơ đột quỵ.

Theo vnexpress.net