Rau mèo và công dụng chữa bệnh của rau mèo

Cây cỏ râu mèo có tác dụng làm kềm hóa máu, sự có mặt của hoạt chất orthosiphonin và muối kali trong dược liệu có tác dụng giữa cho acid uric và muối urat ở dạng hòa tan, do đó phòng ngừa được sự lắng đọng của chúng để tạo thành sỏi thận.

tt

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY CỎ RÂU MÈO

Cây cỏ râu mèo có tên gọi khác là cây bông bạc

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY CỎ RÂU MÈO

Cả cây, trừ rễ. Thu hái vào tháng 3- 4 trước khi cây có hoa. Phơi hoặc sấy khô.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY CỎ RÂU MÈO

Cả cây chứa glucosid đắng orthosiphonin, saponin, alcaloid, tinh dầu, tanin, flavonoid, cholin, betain, alcol triterpen, các acid hữu cơ: acid tartric, citric, glycolic, muối vô cơ kali.

4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY CỎ RÂU MÈO

Thuốc lợi tiểu, chữa sỏi thận, phù, sốt phát ban, cúm, thấp khớp, viêm gan, vàng da, sỏi túi mật. Ngày 15-40g dạng thuốc sắc, hãm. Có thể nấu cao lỏng. Thường uống luôn trong 8 ngày, lại nghỉ 2- 4 ngày.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY CỎ RÂU MÈO

Tên khoa học của cây cỏ râu mèo là ORTHOSIPHON ARISTATUS (Blume) Miq thuộc họ LAMIACEAE

6. MÔ TẢ CỦA CÂY CỎ RÂU MÈO

o5

Cây cỏ, sống lâu năm, cao 0,50-1m. Thân đứng, hình vuông, thường có màu nâu tím. Lá mọc đối, có cuống ngắn, đầu nhọn, mép khía răng to. Cụm hoa là một xim co mọc ở ngọn thân và đầu cành. Hoa màu trắng. Nhị và nhuỵ thò dài ra ngoài. Quả bế, thuôn rộng, dẹt, nhăn nheo.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY CỎ RÂU MÈO

Tháng 4-7.

8. PHÂN BỐ CỦA CÂY CỎ RÂU MÈO

Cây mọc hoang (ít khi gặp) và được trồng ở nhiều nơi.

Trên đây là một số thông tin về cây rau mèo, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây rau mèo được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)