Tề thái và công dụng của Tề thái

Cỏ tề thái là một trong những cây dược thảo tốt cho việc sử dụng để cầm máu và tuần hoàn máu. Với tề thái, người ta đã thực hiện để hóa sẹo những vết thương khó khăn, kinh nguyệt quá nhiều và thường xuyên, những chứng trĩ hay chứng giản tĩnh mạch.

cay-te-thai

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA TỀ THÁI

Tề thái có tên gọi khác là  cây tề, đình lịch, cỏ tâm giác, địa mễ thái, cải dại

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA TỀ THÁI

Cả cây. Thu hái vào mùa hạ. Phơi khô.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TỀ THÁI

Cả cây chứa alcaloid bursin; cholin, diosmin; các acid: thiocyanic, citric, malic, fumaric, tartric, tanic và bursinic. Ngoài ra còn có vitamin C, inositol, saponin, rhamnoglucosid hyssopin.

4. CÔNG DỤNG CỦA TỀ THÁI

Thuốc cầm máu trong những trường hợp khái huyết, xuất huyết ruột và tử cung, kinh nguyệt quá nhiều, chữa phù thũng, sốt, đái ra dưỡng trấp. Ngày 6 – 12g dạng thuốc sắc, cao lỏng hoặc cồn thuốc. Ngoài ra, rễ và hạt làm sáng mắt, hoa chữa lỵ lâu ngày

5. TÊN KHOA HỌC CỦA TỀ THÁI

Tề thái có tên khoa học là CAPSELLA BURSA-PASTORIS (L.) Medik thuộc họ BRASSICACEAE

6. MÔ TẢ CỦA TỀ THÁI

17_Sep_2014_035053_GMTB13

Cây cỏ, sống hàng năm, cao 20-30cm. Lá ở gốc, có cuống, mọc sát mặt đất, mép xẻ thùy và khía răng không đều. Lá ở trên không cuống, mọc ôm lấy thân, mép khía răng nhỏ, thưa. Hoa nhỏ, màu trắng, mọc thành chùm ở ngọn thân. Quả hình tim ngược, dẹt, khi khô tự mở ở cuống. Hạt nhỏ, nhiều.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA TỀ THÁI

Tháng 3 – 8.

8. PHÂN BỔ CỦA TỀ THÁI

Cây mọc hoang ở bãi sông và ruộng bỏ hoang.

Trên đây là một số thông tin về cây tề thái, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây tề thái được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)