Thông tin cần biết về bệnh chảy máu đường tiêu hóa

Nếu bạn uống nhiều rượu, Aspirin và các thuốc chống viêm giảm đau, stress hoặc các bệnh lý ác tính như ung thư dạ dày, loét hành tá tràng đều có thể dẫn đến chảy máu đường tiêu hóa. Để giúp bạn hiểu rõ thêm, mời bạn tham khảo ngay Thông tin cần biết về bệnh chảy máu đường tiêu hóa dưới đây nhé.

Triệu chứng bệnh chảy máu đường tiêu hóa

– Nôn ra máu: do chảy máu ở đoạn cao của ống tiêu hóa, chất nôn có thể có màu đỏ tươi nếu máu chảy nhiều, có thể màu đen nếu chảy ít và ứ đọng lâu trong dạ dày. 
 
– Phân đen: phân như bã cà phê, mùi đặc biệt do máu đã được tiêu hóa một phần, cũng có thể có màu mận, màu đỏ do chảy máu đoạn trên ống tiêu hóa. 
 
– Đi ngoài ra máu tươi hoặc sẫm: thường là triệu chứng của chảy máu đoạn dưới ống tiêu hóa như trĩ, bệnh khu vực hậu môn – trực tràng… 
 
– Tình trạng toàn thân: tùy theo mức độ chảy máu, nếu chảy máu nặng thường thấy huyết áp tụt, mạch nhanh nhỏ khó bắt, có thể lịm, ngất, rối loạn ý thức hoặc có sốc chảy máu. Thể vừa thường thấy da xanh, tim đập nhanh, tiểu ít, chân tay lạnh. Thể nhẹ thì các triệu chứng kín đáo hơn: mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, xây xẩm mặt mày, gai rét… 

Nguyên nhân bệnh chảy máu đường tiêu hóa

 – Ở thực quản: Xơ gan có thể dẫn tới giãn tĩnh mạch thực quản, khi giãn quá mức, tĩnh mạch vỡ ra gây xuất huyết ồ ạt rất nguy hiểm; bệnh lý viêm thực quản do trào ngược dịch dạ dày lên thực quản, trong hội chứng Mallory-Weiss do bệnh nhân nôn, nôn khan, hoặc ho kéo dài dẫn tới viêm thực quản và vì vậy có thể gây xuất huyết.
 
– Ở dạ dày: Các nguyên nhân gây viêm loét dạ dày như: rượu, xoắn khuẩn Helicobacter pylori, aspirin và các thuốc chống viêm giảm đau, stress… hoặc các bệnh lý ác tính như ung thư dạ dày đều có thể gây xuất huyết tiêu hóa.
 
– Ở ruột: Loét hành tá tràng là nguyên nhân rất thường gặp gây xuất huyết. Chảy máu còn có thể do trĩ, bệnh polyp đại trực tràng, ung thư đại trực tràng, các bệnh lý khác như viêm loét đại trực tràng, bệnh Crohn. Ngoài ra có thể gặp các nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa: dị dạng mạch máu, bệnh máu, chảy máu đường mật…

Cách phòng bệnh bệnh chảy máu đường tiêu hóa

Thực hiện lối sống lành mạnh để phòng tránh xuất huyết tiêu hóa như:

– Không nên: hút thuốc lá quá nhiều, uống rượu bia, đặc biệt là các loại rượu mạnh.

– Tránh ăn thức ăn lên men chua, ăn nhiều muối, đồ cay nóng và nước ngọt có ga gây khó khăn cho bệnh nhân trong việc tiêu hóa, làm giảm chức năng gan, thận tăng nguy cơ của bệnh.

– Không dùng các thuốc và thức ăn có hại cho dạ dày, nên ăn tăng cường chất xơ và rau quả để dạ dày hoạt động tốt hơn.

– Nên có ý thức tự bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ.

– Đối với những bệnh nhân đang trong thời gian điều trị xuất huyết tiêu hóa cần dùng các thức ăn mềm, ăn thành nhiều bữa từ 4-5 bữa/ngày.

– Nên ăn nhiều đồ ăn chứa tinh bột và chất khoáng như: cơm, mỳ, khoai và nhiều loại hoa quả chín, rau củ, sữa. Chúng chứa nhiều kali, có tác dụng giúp tiêu hóa tốt, giảm huyết áp ở người bệnh. Trung bình một quả chuối có 400 mg kali, tương đương với 1 ly nước cam hay một củ khoai tây nướng.

– Năng lượng trong khẩu phần nên giảm bớt để tránh tăng cân, giảm nhẹ hoạt động cho bộ máy tiêu hóa và tuần hoàn. Mức năng lượng đưa vào cơ thể nên dừng ở 30-35 Kcalo/kg cân nặng/ngày.

–> Nguyên nhân, triệu chứng của hội chứng kém hấp thụ