7 biểu hiện báo hiệu bạn đã mắc bệnh tim

Trái tim là bộ phận quan trọng luôn miệt mài làm việc để nuôi sống cho cơ thể con người. Nó liên tục bơm máu và oxy, chất dinh dưỡng để đi nuôi các bộ phận khác. Bệnh tim là một trong số những nguyên nhân tử vong hàng đầu vì cơ quan vận chuyển máu đã gặp vấn đề trục trặc. Bệnh tim làm cho sức khỏe ngày một yếu, mắc phải một số bệnh khác như: bệnh mạn tính, như mỡ máu, tăng huyết áp…. Dưới đây là 7 biểu hiện báo hiệu bạn đã mắc bệnh tim.

1. Mệt mỏi bất thình lình

Bạn đi bộ quãng đường ngắn nhưng đã cảm thấy mệt, bạn không nhấc nổi món đồ lên cầu thang. Sau một đêm nghỉ ngơi, tình trạng này vẫn không cải thiện thì bạn nên đi khám ngay lập tức.

2. Vấn đề tình dục

Đối với nam giới, phái mạnh không thể cương cứng dương vật, dẫn đến bộ phận sinh dục bị tắc nghẽn. Tình trạng bất lực thường xảy ra trước khi đột quỵ vài năm.

3. Huyết áp cao

Đây là một trong những nguyên nhân chính gây trụy tim. Huyết áp cao kéo dài gây hại cho động mạch, khiến mảng bám tích tụ ở thành động mạch.

4. Ho lâu dài

Khi nằm xuống là bị ho, ngừng ho khi bạn ngồi dậy, đây cũng là dấu hiệu cho thấy bạn bị  suy tim xung huyết. Khi tim không đập đúng cách, dồn ngược lại mạch máu, dịch chảy bất thường làm bị ho và đau tức ngực.

5. Khó thở khi ngủ

Nếu bị tỉnh giấc giữa đêm, cảm thấy khó thở, ngạt hơi, bạn có thể bị nguy cơ cao trụy tim hoặc rung tâm nhĩ. Bệnh nhân bị chứng khó thở khi ngủ thì lượng oxy giảm xuống, mạch máu co chặt để tăng cường oxy đến não và tim, gây ra hơi thở ngắn.

6. Chân sưng tấy

Khi cơ tim bắt đầu suy, tim không thể bơm máu hiệu quả. Các tĩnh mạch tắc lại, bơm thêm nhiều dịch vào mô cơ thể, khiến các phần như bàn chân, bụng sưng lên bất thường. Bạn có thể ấn thử lên da, nếu vết ấn tồn tại lâu chứng tỏ mô cơ đang chứa nhiều dịch thừa.

7. Sưng lợi

Lợi chảy máu hoặc sưng bởi chứng sưng viêm có thể làm tăng nguy cơ trụy tim. Những người bị bệnh nha chu thường bị sưng viêm nặng, chứng nhiễm trùng mãn tính khiến hệ miễn dịch của cơ thể kích hoạt liên tục, có thể gây thủng lỗ động mạch và làm rối loạn các mảng bám, dẫn đến đột quỵ.

–> 6 bí quyết giúp giảm nhịp tim nhanh