Thiếu máu cơ tim là trạng thái tắc nghẽn động mạch vành, làm cho chuyện lưu lượng máu giầu chất dinh dưỡng và oxy để nuôi dưỡng cơ tim bị giảm dần làm các cơn đau thắt ngực tăng cao. Nếu mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn sẽ gây ra nhồi máu cơ tim. Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong ở người bệnh tim mạch. Dưới đây là Thiếu máu cơ tim- bệnh tim mạch nguy hiểm cần điều trị kịp thời.
Các triệu chứng thiếu máu cơ tim thường gặp
Một số người bệnh thiếu máu cơ tim không hề gặp phải bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào, trường hợp này còn được gọi là thiếu máu cơ tim thầm lặng. Khi các động mạch tắc hẹp nhiều hơn và lượng máu nuôi tim suy giảm nghiêm trọng, bạn có thể trải qua một số các triệu chứng mà điển hình nhất là đau thắt ngực trái. Cơn đau thường lan sang cổ, hàm, vai và cánh tay trái, kèm theo đó là các biểu hiện khác như:
– Khó thở, đặc biệt là khi hoạt động gắng sức
– Mệt mỏi rã rời chân tay
– Buồn nôn và ói mửa, buồn đi cầu, dấu hiệu gần giống như bị ngộ độc thực phẩm
– Vã mồ hôi lạnh
– Tim đập nhanh, hồi hộp, trống ngực
– Chóng mặt, choáng váng
Thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không?
Người bệnh thiếu máu cơ tim nếu không được điều trị tốt có thể gặp phải một số biến chứng như:
– Nhồi máu cơ tim: Do mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn, thường liên quan tới sự nứt vỡ của mảng xơ vữa gây ra cục máu đông khiến một vùng cơ tim bị hoạt tử do thiếu máu nuôi dưỡng trong thời gian dài.
– Suy tim: cơ tim không được nhận đủ máu cần thiết để duy trì hoạt động theo nhu cầu của cơ thể, tình trạng này được gọi là suy tim.
– Rối loạn nhịp tim: do khả năng đáp ứng kém của cơ tim với các xung động trong tim gây ra nhịp tim nhanh, chậm bất thường.
Hướng dẫn xử trí khi bị gặp cơn đau ngực do thiếu máu cơ tim
Thiếu máu cơ tim cấp (hay còn gọi là nhồi máu cơ tim cấp) là trường hợp cần được cấp cứu kịp thời bởi tỷ lệ tử vong do rủi do này rất cao. Nếu bạn hoặc người thân xuất hiện những triệu chứng của thiếu máu cơ tim, cần chú ý thực hiện theo hướng dẫn sau:
– Dừng ngay công việc đang làm, ngồi yên hoặc nằm nghỉ ngơi.
– Dùng ngay thuốc giãn mạch ngậm dưới lưỡi hoặc dạng xịt (nếu đã được bác sỹ kê).
– Nếu cơn đau kéo dài trên 5 phút, cần ngay lập tức đi cấp cứu vì đây có thể là cơn nhồi máu cơ tim; gọi điện thoại cho người thân để nhờ giúp đỡ.
–> Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh rối loạn nhịp tim
–> Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh mạch vành
–> Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ