Đâu là mẹo chữa bệnh chàm môi hiệu quả? Bệnh chàm môi là gì? Triệu chứng bệnh chàm môi? Chàm môi có lây không? Tham khảo bài viết bên dưới để giải đáp những băn khoăn và bỏ túi cách chữa chàm môi đơn giản nhưng vô cùng hiệu nghiệm.
Chàm môi là bệnh gì?
Chàm môi có tên tiếng Anh là Cheilite Simple, đây là hiện tượng da bị viêm nhiễm và chàm xuất hiện trên môi và xung quanh miệng của người mắc bệnh. Chàm môi là một bệnh lý về da rất nhiều người mắc phải. Bệnh không chỉ gây đau đớn , ngứa ngáy khó chịu mà nó còn khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp hàng ngày.
– Vậy liệu bạn có đang bị chàm môi?
Hiện nay, khá nhiều người đang lầm tưởng tình trạng nứt nẻ, khô môi là bệnh chàm môi. Và để giúp bạn nhận định đúng có phải mình đã mắc bệnh chàm môi hay không, những triệu chứng bệnh chàm môi mà chúng tôi sắp trình bày dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời:
- Môi đỏ bất thường
- Khô
- Nứt nẻ
- Ngứa
– Giai đoạn đầu, môi sẽ có hiện tượng khô, da môi bị bong tróc thành từng mảng khá rõ, gây đau và ngứa, nhất là mỗi khi ăn uống hay nói chuyện. Triệu chứng này giống như khô môi thông thường mà các bạn hay gặp phải vào mùa đông nên nhiều người khá chủ quan với triệu chứng này.
– Khi bệnh tiến triển nặng hơn, các khu vực môi, mép xuất hiện vết lở, thậm chí có kèm theo mụn nước nhỏ chứa dịch bên trong mọc xung quanh miệng, môi khô nứt nẻ có khi chảy máu. Các vết lở lâu dần sẽ bị nứt toác ra, gây khó khăn trong ăn uống và giao tiếp.
Với những triệu chứng đã trình bày như trên, có thể hơn 90% là bạn đang bị bệnh chàm môi đấy! Đừng chủ quan, hãy tìm ngay cách chữa trị chàm môi nếu như không muốn tình trạng bệnh biến chứng nặng thêm.
Bệnh chàm môi gây ra những tác hại gì?
Trong tất cả các vị trí bị bệnh chàm thì bệnh chàm ở vùng môi gây ảnh hưởng đến vẻ ngoài nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sự tự tin của người bệnh.
Bệnh gây nên những vết khô nứt, lở loét ở môi, đỏ đỏ. Chúng không khiến người bệnh quá đau đớn, cũng không khiến người bệnh phải lo lắng về sức khỏe. Thế nhưng chúng lại có một “năng lực” khác là khiến đôi môi xinh xắn trở nên xấu xí, khiến chủ nhân kém nổi bật và nhận lấy sự chú ý e dè từ những người xung quanh.
Hơn nữa việc dùng thuốc cũng như kiêng cữ không được dùng son môi khiến cho đôi môi càng tái nhợt, thiếu sức sống, đối với chị em phụ nữ càng trầm trọng hơn.
Bệnh chàm môi khiến người bệnh thực sự mệt mỏi về tâm lý, mất hết sự tự tin và chỉ mong nhanh nhanh chóng chóng khiến bệnh biến mất ngay lập tức.
Cách chữa bệnh chàm môi hiệu quả
Có nhiều cách chữa bệnh chàm môi, bạn có thể sử dụng phương pháp Đông hoặc Tây y. Tuy nhiên, hãy cân nhắc và lựa chọn cho mình phương pháp phù hợp, hiệu quả nhé!
Chữa bệnh chàm môi bằng Tây Y
Trong Tây Y, bệnh chàm môi được chữa trị bằng cách dùng thuốc. Khi mới phát hiện ra bệnh, người bệnh cần đi khám chuyên khoa da liễu để xác định mức độ nặng nhẹ của bệnh. Căn cứ vào đó các bác sĩ sẽ cho sử dụng các loại thuốc thích hợp nhất.
– Trường hợp bị chàm môi nhẹ tức vùng môi bị bệnh chưa bị nhiễm nấm và vi khuẩn thì cách điều trị là bôi các loại thuốc dạng kem hoặc dạng mỡ trực tiếp lên vùng bị bệnh ngày 1-2 lần. Loại thuốc thường được sử dụng là hydrocortisone 1% có tác dụng đặc trị bệnh chàm môi, đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng của bệnh.
– Trường hợp bệnh nặng hơn, vùng môi bị chàm bị bội nhiễm nấm và vi khuẩn thì bên cạnh việc bôi thuốc, người bệnh phải dùng thêm các thuốc diệt nấm và vi khuẩn.
Chữa chàm môi bằng cách phương pháp dân gian, không dùng thuốc
Nói đến những mẹo chữa bệnh chàm môi theo cách dân gian có đến hàng trăm bài thuốc. Tuy nhiên, bài viết này chúng tôi sẽ bật mí đến bạn 2 mẹo dân gian giúp chữa bệnh chàm môi được cho là hiệu quả và an toàn nhất.
Chữa chàm môi bằng dầu dừa
Dầu dừa tinh khiết chứa các enzime có lợi như: anti-fungal, antimicrobial, antibacterial và antioxidant. Đây là những emzime có tác dụng chữa lành các tổn thương trên da, kháng các vi khuẩn gây kích ứng da, giảm ngứa, làm dịu vùng da đang bong tróc. Đồng thời, vitamin E và các axit béo chuỗi trung bình cung cấp dưỡng chất, làm ẩm, tái tạo, tránh nứt nẻ và làm mềm da.
Mỗi sáng thức dậy sau khi ăn và mỗi tối trước khi đi ngủ, bạn hãy dùng tem bông, thấm dầu dừa và thoa đều lên vùng da môi. Kiên trì thực hiện cách chữa chàm môi bằng dầu dừa này, tình trạng chàm môi của bạn sẽ được cải thiện một cách đáng kể mà không cần phải sử dụng đến thuốc đấy!
Chữa chàm môi bằng lá trà xanh
Trà xanh từ lâu đã được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khẻo cũng như làn da. Trong tinh chất lá trà xanh chứa nhiều chất kháng khuẩn, chống oxy hóa nên nó được xem là vị thuốc dân gian chữa bệnh chàm khá hiệu quả và an toàn. Mỗi ngày , bạn hãy lấy khăn mềm thấm nước lá trà xanh lên vùng da môi bị chàm. Thực hiện động tác này vài lần trong ngày bạn sẽ nhanh chóng thấy hiệu quả.
Bệnh chàm môi có lây không?
Chàm môi là hiện tượng chàm gây nhiễm ở môi. Mặc dù gây ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ của bệnh nhân nhưng chàm môi là bệnh không lây. Do đó bệnh nhân không cần quá lo lắng về vấn đề này. Biện pháp cần thiết khi bị chàm môi là chú ý điều trị dứt điểm.
Bệnh chàm môi kiêng ăn gì?
Bệnh chàm môi kiêng ăn gì? Có thực phẩm bổ sung dinh dưỡng giúp cho quá trình trị bệnh thuận lợi thì cũng song song tồn tại những thức ăn kiềm hãm quá trình điều trị. Dưới đây là một số món bạn nên tránh để đảm bảo bệnh sẽ không bị ảnh hưởng bởi chúng.
– Trứng gà, vịt các loại, thịt gà. hải sản, các thức ăn lên men như : rượu, bia, cải chua, cà pháo, mắm tôm, các thực phẩm chế biến với dấm, sữa chua, nem chua…
– Các thức ăn giàu vitamin C như: cam, chanh, bưởi…
– Thực phẩm cay, nóng
Bạn nên biết khi bị chàm môi, da ở môi và những vùn lân cận (nếu bị lấn sang) sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều vì môi sẽ tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sẽ làm cho quá trình kích ứng da diễn ra nhanh hơn. Và điều này gây rất nhiều khó chịu chắc hẳn bạn cũng đã rõ. Vì thế hãy cẩn trọng ngay trong cách ăn uống để bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Lời khuyên để chữa trị chàm môi hiệu quả
+ Không nên tự ý mua thuốc uống cũng như thuốc bôi chữa bệnh chàm nếu không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
+ Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng và súc miệng nhẹ nhàng hàng ngày. Tránh làm ảnh hưởng đến các vết thương trên môi có thể gây nhiễm trùng nguy hiểm.
+ Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ bạn có thể sử dụng một số loại tinh dầu như oliu, dầu dừa để thoa lên môi tránh khô môi và tăng cường độ ẩm cho da môi.
+ Bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ với các thực phẩm chứa nhiều vitamin, ăn nhiều rau xanh và uống nhiều nước.
+ Tuyệt đối không được dùng son môi trong quá trình mắc bệnh chàm và đang sử dụng thuốc điều trị bệnh.
+ Cũng không nên sử dụng các sản phẩm chứa chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bi. Vì đây là những tác nhân khiến bệnh trở nên nặng nề hơn.
Với một số mẹo chữa bệnh chàm môi cũng như những kiến thức cơ bản về bệnh chàm môi, chúng tôi mong rằng, thông tin trong bài viết sẽ hữu ích đối với bạn!
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Xem thêm:
Tìm hiểu về cách chữa bệnh chàm bằng Đông y
Cách chữa dứt điểm bệnh chàm ở trẻ em bằng dân gian
Mách bạn cách chữa bệnh chàm tổ đỉa không lo tái phát