Bệnh tổ đỉa không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến thẩm mĩ làn da. Song đâu là cách chữa bệnh tổ đỉa tốt nhất hiện nay thì không phải ai cũng biết. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ bật mí đến bạn 2 cách chữa bệnh tổ đỉa bằng dân gian hiệu quả nhất hiện nay, cùng tham khảo nhé!
Bệnh tổ đĩa là gì? Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa
Bệnh tổ đỉa là một thể đặc biệt của bệnh chàm, khu trú ở lòng bàn tay, bàn chân và rìa các ngón. Bệnh thường gặp ở tuổi từ 20 – 40, nam nữ có tỷ lệ bằng nhau. Đây là một dạng bệnh gần giống với bệnh eczeme, nó chỉ khác nhau ở chỗ bệnh eczema có thể gặp ở bất cứ vị trí nào trên da còn bệnh tổ đỉa thì chỉ có ở một vài chỗ nhất định.
Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa
- Dị ứng với hóa chất: xăng, dầu mỡ, thuốc kháng sinh, xà phòng , chất tẩy rửa, xi măng, vôi vữa…
- Do nhiễm khuẩn: khi tiếp xúc với đất hoặc nước bẩn.
- Nhiễm nấm ở các kẽ chân, kẽ tay.
- Do tăng tiết mồ hôi tay, chân: khi làm việc trong các điều kiện môi trường nóng ẩm hoặc liên quan đến rối loạn thần kinh giao cảm…
Bệnh tổ đỉa có lây không?
Thông thường, người bị bệnh tổ đỉa thường bị mọi người xa lánh vì sợ lây lan, gây nguy hiểm. Tuy nhiên, tổ đỉa là một trong những căn bệnh ngoài da không lây nhiễm.
Người bệnh, người thân và những người xung quanh không nên lo lắng. Cần an ủi và động viên các bệnh nhân mắc tổ đỉa để họ tự tin điều trị cho bệnh mau khỏi. Không nên xa lánh họ.
2 cách chữa bệnh tổ đỉa bằng dân gian
Để chữa bệnh tổ đĩa có thể dùng nhiều phương pháp khác nhau: các bài thuốc nam, đông y, Tây y hay sử dụng các bài thuốc dân gian. Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn 2 cách chữa bệnh tổ đỉa hiệu quả và an toàn nhất hiện nay.
1. Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không
Lá trầu không có khả năng diệt khuẩn, kháng viêm, do đó lá không những trị bệnh mà còn có tác dụng làm liền vết thương nhanh hơn.
Lá trầu không kết hợp với muối: Chuẩn bị 30g lá trầu không rửa sạch và vò nát cùng với 200ml nước cho vào nồi đun sôi trong khoảng 10 phút. Cho thêm 1 thìa muối vào quấy đều. Dung dịch nước này dùng để rửa các vùng da bị tổ đỉa, mỗi ngày rửa 2 lần. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể giã nhuyễn lá trầu không và muối rồi chà xát lên vùng da bị bệnh cũng là một cách giúp bệnh nhanh chóng tan biến.
Lá trầu không và rau răm: Lá trầu không và rau răm đã được rửa sạch sau đó vò nát và cho vào nồi đun sôi khoảng 5 phút. Đợi khi nước nguội 1 chút rồi ngâm vùng da bị bệnh khoảng 15 phút, phần bã còn lại dùng để xát vào vùng da bị bệnh tổ đỉa.
Lá trầu không và phèn chua: 30g lá trầu không và 1 cục phèn chua. Lá trầu không vò nát rồi bỏ vào một cục phèn chua, tiếp sau đó cho thêm nước sôi 100 độ C vào hãm khoảng 2 phút, sau đó dùng nước này để ngâm chân tay. Thực hiện phương pháp này trước khi đi ngủ sẽ khiến bạn thoải mái dễ ngủ hơn.
Lưu ý khi chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không:
– Khi bị tổ đỉa, nên dùng những lá trầu to và xanh, nên dùng lá trầu còn tươi để trị bệnh.
– Khu vực da bị tổ đỉa thì nên chú ý không gãi hay cọ sát, hạn chế không để vùng da bị tổ đỉa tổn thương.
– Sau khi dùng lá trầu không kết hợp với các vị thuốc khác lau rửa da bị tổ đỉa thì nên bôi thêm 1 lớp kem dưỡng ẩm da.
– Bổ sung thêm vitamin và các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Để tránh trường hợp bệnh bị bội nhiễm thì nên đi gặp bác sĩ sau 1 tháng nếu bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm.
2. Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt
Lá lốt trong Đông y có mùi thơm, tính ấm và được biết là bài thuốc khá quen thuộc để chữa các bệnh về xương khớp, bệnh ngoài da,..
Việc chữa bệnh tổ đỉa ngoài da thường được áp dụng với những bước khá đơn giản, người ta thường áp dụng trị bệnh cả từ bên trong lẫn bên ngoài mà bạn có thể thực hiện như sau:
* Điều trị bên trong: Lấy 40g lá lốt tươi đem rửa sạch rồi giã nát và vắt lấy nước cốt pha với 30ml nước ấm dùng nước này uống trong ngày sẽ giúp khắc phục bệnh một cách hiệu quả nhất.
* Điều trị bên ngoài: Dùng ngoài da trị bệnh tổ đỉa tại chỗ bằng cách dùng một nắm lá lốt sau đó đem giã nát và cho vào vài hạt muối rồi đắp lên vùng da bị bệnh tổ đỉa. Để như vậy khoảng 1 giờ cảm giác ngứa cũng như vùng da bị bệnh tổ đỉa dần lặn xuống và biến mất sau vài lần thực hiện.
Lưu ý khi dùng lá lốt trị bệnh tổ đỉa
Muốn dùng lá lốt trị bệnh tổ đỉa thành công bạn nên lưu ý một số cách sinh hoạt đúng cách làm bệnh không tiến triển nặng hơn:
+ Tuyệt đối không được dùng kim hoặc vật nhọn để khui nốt tổ đỉa, không làm chúng vỡ ra làm vi khuẩn gây bệnh phát tán ra vùng da lành bệnh làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
+ Không tiếp xúc với nguồn gây bệnh: Nước bẩn, hóa chất, môi trường ôi nhiễm…tuyệt đối nên tránh xa để mầm bệnh không tiếp tục xâm nhập và gây bệnh.
+ Chú ý chế độ ăn uống nhiều rau xanh có chứa nhiều vitamin giúp loại bỏ bệnh một cách an toàn hơn.
Bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì?
Ngoài 2 cách chữa bệnh tổ đỉa vừa chia sẻ trên đây, để chữa bệnh tổ đĩa thành công, bạn cần xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống khoa học. Theo đó, người mắc bệnh tổ đĩa cần kiêng các món ăn sau:
– Kiêng ăn gì khi bị tổ đỉa là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Vậy dưới đây là gợi ý những loại thực phẩm nên tránh khi bị bệnh tổ đỉa để bệnh nhanh khỏi hơn.
– Thứ cần kiêng trước tiên đó là các món ăn từng khiến cơ thể dị ứng. Nếu có tiền sử dị ứng với món ăn nào thì tốt nhất là đừng nên ăn lại món đó lần hai.
– Hạn chế những món ăn có tính nhiệt cao, làm nóng trong người và kích thích phản ứng làm viêm da như thịt chó, thịt trâu.
– Kiêng ăn các món tanh như cá chạch, tôm, cua. Vì các món ăn tanh khiến cơ thể nổi dị ứng mẩn đỏ, tình trạng viêm da nghiêm trọng hơn.
– Kiêng ăn các món ăn có gia vị cay nóng như tiêu, ớt, ngũ vị hương. Các món cay nóng là tác nhân kích ứng gây viêm trên da.
– Món ăn nhiều đường, muối dễ làm kích thích phản ứng viêm tấy trên da, nhất là các vùng da đang bị tổn thương do bệnh tổ đỉa.
– Chất kích thích, bánh kẹo và nước ngọt có gas cũng là những thứ cần kiêng khi bị tổ đỉa nếu không muốn bệnh nặng thêm. Thay vòa đó, người bị tổ đỉa cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây và củ quả.
Làm sao để hạn chế bệnh tổ đỉa phát triển thêm?
– Tránh gãi, chà xát hay chích các nốt tổ đỉa vỡ ra sẽ gây bội nhiễm.
– Khi bị tổ đỉa, tránh tiếp xúc với các hóa chất, chất tẩy rửa và ánh nắng, khói bụi. Vệ sinh thân thể sạch sẽ mỗi ngày.
– Nên ngâm rửa tay chân trong nước ấm mỗi ngày hoặc có thể ngâm trong dung dịch thuốc tím 1/10.000 mua ở các nhà thuốc tây.
– Khi dùng bất cứ loại thuốc nào đều phải tham khảo ý kiến y-bác sĩ để tránh bệnh chuyển biến xấu do dùng thuốc sai cách.
– Uống thêm các viên vitamin A, B, C, E cho cơ thể khỏe mạnh và tăng sức đề kháng.
– Ăn và uống nhiều loại trái cây, nước ép hoa quả, rau xanh, cá biển, thịt trắng, giàu vitamin, khoáng chất và omega-3.
– Tuyệt đối kiêng các loại chất kích thích. Các chất này là cấm kỵ khi bị các bệnh ngoài da như bệnh mề đay, hắc lào, tổ đỉa.
– Lưu ý, sau 2-4 tuần mà bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm thì nên đến bệnh viện kiểm tra, tránh trường hợp bị bội nhiễm sẽ khó chữa trị.
Hy vọng rằng với những chia sẻ về cách chữa bệnh tổ đỉa cùng những kiến thức hữu ích trên đây sẽ phần nào đó giúp bạn đọc có được những thông tin cần thiết nhất khi phòng và trị bệnh tổ đĩa. Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Xem thêm:
Mẹo chữa ngủ ngáy đơn giản mà hiệu quả
Cách chữa bệnh mất ngủ không cần dùng thuốc có thể bạn chưa biết
Chia sẻ các cách chữa bệnh kiết lỵ hiệu quả nhất