Chia sẻ cách chữa bệnh sổ mũi khỏi ngay tức thì, không cần đến thuốc Tây

Sổ mũi là triệu chứng có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Nhất là vào những giai đoạn chuyển mùa. Song nếu như bạn là người ngán uống thuốc Tây thì những cách chữa bệnh sổ mũi dưới đây sẽ là giải pháp tốt nhất cho bạn đấy! Đây là những bài thuốc từ thiên nhiên, không gây phản ứng phụ và không gây nóng trong người.

Rửa bằng nước muối

Nếu bạn muốn tự làm dung dịch rửa mũi, hãy dùng nước cất hoặc nước tiệt trùng. Bạn cũng có thể dùng nước đun sôi để nguội nhưng tuyệt đối không dùng nước lấy trực tiếp từ vòi vì nước này có thể chứa chất bẩn và chất kích ứng.

  • Dùng khoảng 200 ml nước, 1/4 thìa cà phê muối ăn dạng hạt và 1/4 thìa cà phê muối nở. Lưu ý, không dùng muối tinh thông thường. Khuấy đều cho tan muối và đổ dung dịch vào bình rửa.
Làm bạn với nước muối khi bị sổ mũi

Làm bạn với nước muối khi bị sổ mũi

  • Bạn có thể bảo quản dung dịch nước muối đã pha trong vòng 5 ngày trong chai/lọ đậy kín và để trong tủ lạnh. Trước khi dùng, lấy dung dịch ra khỏi tủ lạnh và chờ đến khi dung dịch đạt được nhiệt độ phòng.

Massage mũi

Bạn có biết, khi bị sổ mũi thì triệu chứng nghẹt mũi đi kèm sẽ gây ra khó thở? Chỉ cần thực hiện động tác massage sau, việc thở của người mắc chứng sổ mũi sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều:

– Dùng 2 ngón cái, ấn nhẹ và vuốt tại vị trí huyệt nghinh hương lên xuống đều đặn trong khoảng 1 phút thì thả ra. Đừng thực hiện quá lâu vì có thể gây khó thở.

– Nếu trẻ bị nghẹt mũi một bên: nếu bên trái thì nằm nghiêng bên phải và ngược lại. Dùng ngón trỏ bấm vào huyệt nghinh hương và day nhẹ nhàng.

Uống nước chanh và mật ong

Lấy một thìa mật ong và vài giọt chanh tươi bỏ vào một cốc nước ấm. Khấy đều và uống mỗi ngày 3 cốc. Mật ong sẽ nhanh chóng loại bỏ tắc mũi và chống ho hiệu quả.

Uống nước chanh và mật ong

Uống nước chanh và mật ong

Xông hơi chữa sổ mũi

Hơi nước làm loãng dịch nhầy ở ngực, mũi và họng, giúp bạn đẩy dịch nhầy ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn. Đun sôi một ấm nước sau đó đưa mặt vào gần miệng ấm và hít thở với hơi nước bốc lên trong vài phút. Dùng một chiếc khăn đủ lớn đề chùm lên đầu, giúp hơi nước tập trung lại để bạn hít thở được nhiều hơn. Ngoài ra, bạn có thể tắm nước nóng để làm loãng nước mũi.

Lưu ý cho người bệnh sổ mũi

Ngoài những cách chữa bệnh sổ mũi mà chúng tôi vừa trình bày trên đây, khi bị sổ mũi, nên bổ sung chế độ ăn uống đầy đủ, đặc biệt là các loại vitamin và khoáng chất từ rau, củ, quả… Nếu bị cảm, có thể sử dụng món ăn dân gian như cháo hành- tía tô, cháo gà, cháo trứng… để trị cảm, giữ ấm. Cần thường xuyên rửa tay, vì 80% các loại bệnh nhiễm trùng đều lây qua tiếp xúc. Luôn giữ nhà cửa sạch sẽ, đặc biệt khi trong nhà có người bị bệnh.

Nên thăm khám bác sĩ nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm

Nên thăm khám bác sĩ nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm

Nếu như sổ mũi kéo dài và không thể nào trị , bạn nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn điều trị. Tránh những biến chứng về các bệnh tai mũi họng có thể xảy ra.

Phòng tránh sổ mũi khi thời tiết chuyển mùa

– Làm bạn với nước muối: Các bạn nên sử dụng nước muối sinh lý để súc họng mỗi ngày, kể cả khi chưa bị sổ mũi để phòng tránh bệnh.

– Tăng cường uống nước: Uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày sẽ giúp tăng sức đề kháng, giữ cơ thể luôn khoẻ mạnh.

– Ăn uống lành mạnh: Các bạn cần chú ý cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, tăng cường ăn rau, củ, trái cây…

Trên đây là những cách chữa bệnh sổ mũi không cần thuốc, chỉ cần bạn nghiêm túc thực hiện chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả như mong đợi. Tuy nhiên, nếu như bạn cảm thấy chữa trị tại nhà không khỏi thì nên thăm khám bác sĩ để đưa ra liệu trình điều trị phù hợp nhất.

Xem thêm:

Một số cách giảm sốt cho bà bầu an toàn và hiệu quả bạn nên biết

Đâu là cách chữa bệnh sốt rét hiệu quả nhất?

Mách mẹ cách giảm sốt nhanh cho trẻ