Cây khúng khéng và công dụng của cây khúng khéng

Cây khúng khéng  là loài cây mọc nhiều ở Trung quốc. Ở nước ta, cây mọc hoang và được trồng ở miền núi các tỉnh Cao bằng và Lạng sơn. Trồng bằng hạt hoặc bằng cành. Thu hái quả vào tháng 10-11, đem về phơi khô, đập lấy hạt dùng.

cay khung kheng 2

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY KHÚNG KHÉNG

Vạn thọ, chỉ cụ, kê trảo

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY KHÚNG KHÉNG

Quả và nhánh con mang quả. Thu hái khi quả chín. Phơi hoặc sấy khô.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY KHÚNG KHÉNG

Quả chứa đường glucosa, fructosa, sucrosa và muối kali nitrat, kali malat.

4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY KHÚNG KHÉNG

Thuốc bổ, giải độc, chữa ngộ độc rượu, tiểu tiện không thông, cơ thể gầy yếu, khát nước, khô cổ. Ngày 3- 5g ngâm rượu uống

5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY KHÚNG KHÉNG

Caya khúng khéng có tên khoa học là HOVENIA DULCIS Thunb thuộc họ RHAMNACEAE

6. MÔ TẢ CỦA CÂY KHÚNG KHÉNG

18_Sep_2014_032056_GMTh9

Cây gỗ, cao 7- 10m. Cành non có lông và nốt sần. Lá mọc so le, có cuống dài, 3 gân toả từ gốc lá, mép khía răng nhọn. Hoa màu lục nhạt mọc thành xim ở kẽ lá hoặc đầu cành. Quả hình cầu, khi chín những nhánh con mang quả phồng to lên màu nâu hồng, vị ngọt, ăn được. Hạt tròn dẹt.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY KHÚNG KHÉNG

Hoa: Tháng 6 –8; Quả: Tháng 9-11.

8. PHÂN BỐ CỦA CÂY KHÚNG KHÉNG

Cây mọc hoang và được trồng ở miền núi Cao Bằng, Lạng Sơn.

Trên đây là một số thông tin vềcây khúng khéng, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây khúng khéng được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)