Cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh tại nhà

Chàm sữa là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Bệnh là cho trẻ có cảm giác ngứa ngáy,quấy khóc, không chịu bú và khó ngủ. Dưới đây là gợi ý cho bạn những cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh tại nhà.

1. Cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh với lá ổi

Khoa học đã chứng minh trong lá ổi có chứa rất nhiều thành phần sát khuẩn, chống viêm và cân bằng lại độ đàn hồi của da như Vitamin K, Alpha Limonene, Tanin,…Sử dụng loại lá này như một loại nước tắm cho bé là một trong những phương pháp hữu hiệu đẩy lùi được chàm sữa và các triệu chứng khó chịu mà bệnh gây ra

Cách thực hiện:

– Bước 1: Chuẩn bị nắm lá ổi và nước

– Bước 2: Mẹ lấy lá ổi rửa sạch và để khô ráo

– Bước 3: Đun sôi với nước trong khoảng 5-7 phút

– Bước 4: Để nước hơi ấm và lau khô da cho trẻ, mẹ có thể kết hợp dùng với thuốc bôi chữa chàm do bác sĩ kê. Nên thực hiện vào buổi tối để có công dụng hiệu quả.

2. Cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh với lá sim

Lá sim có tính đắng, khử trùng mạnh, làm lành vết thương nhanh. Nhờ vậy, những vết chàm sữa của bé sẽ bị tiêu diệt và ít có nguy cơ để lại sẹo. Lá sim cũng đã được ứng dụng trong y học cổ truyền hàng trăm năm nay như là một vị thuốc hữu hiệu đối với các bệnh ngoài da

Cách thực hiện:

– Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá sim và nước

– Bước 2: Lấy lá sim và sắc đặc cho tới khi nước sánh lại thành dạng cao

– Bước 3: Hàng ngày, mẹ lấy cao lá sim bôi lên vùng da bị chàm sữa cho bé

Cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh với lá trầu không

Lá trầu không có nhiều công dụng và nó được sử dụng trong đông y rất nhiều. Điển hình như nó có thể ngăn ngừa tình trạng tấn công của các chất gây dị ứng hoặc mầm bệnh đang tấn công làn da của bé. Thêm vào đó, các chất như phenal và tannin có trong loại lá trầu không cũng vừa hỗ trợ giảm ngứa ngáy, vừa giúp tái tạo các tế bào da một cách nhanh chóng. Và đặc biệt là loại lá này rất phổ thông.

Cách thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không

Bước 2: Rửa sạch lá trầu không và sau đó đem giã nát

Bước 3: Bỏ lá vừa giã vào khăn xô hoặc vải màn rồi vắt hết nước cốt và bỏ bã đi

Bước 4: Thoa nước cốt lá trầu không vùng da bị chàm sữa cho bé. Mẹ lưu ý, pha nước không quá đặc nhé.

Thông thường, lúc bé ngủ là thời điểm phù hợp nhất để thoa nước cốt vì bé sẽ không gãi trôi nước cốt đi. Nếu bé bị chàm toàn thân, mẹ có thể nấu nước tắm với lá trầu không và tắm trực tiếp cho bé.

Một số lưu ý khi trẻ bị chàm sữa

– Vệ sinh da trẻ sạch sẽ, mẹ lưu ý không bôi chà sữa tắm lên để tránh kích ứng da, gây viêm da nặng hơn.

– Bé bị chàm sữa mẹ cần kiêng gì?

Mẹ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống hàng ngày của mình, đảm bảo sữa chất lượng, giảm tình trạng mẩn đỏ, ngứa ở trẻ.

Mẹ nên tránh ăn các đồ ăn có mùi tanh (hải sản, trứng, đồ sống…), đồ chiên rán nhiều dầu mỡ (Gà chiên, xúc xích, nem chua…).

– Sau khi tắm, vệ sinh cơ thể cho bé sạch sẽ mẹ có thể dùng kem dưỡng ẩm và thoa cho bé.

Mẹ chỉ nên dùng loại kem dưỡng ẩm dành cho trẻ sơ sinh mà bác sĩ khuyên dùng.

– Khi trẻ bị lác sữa mẹ nên chọn loại quần áo có chất liệu bông, mềm mại mặc cho bé. Không nên mặc quần áo làm từ chất liệu len, sợi tổng hợp sẽ gây bí tắc da bé, làm tình trạng viêm da nặng hơn.

Xem thêm: 5 bệnh tiêu hóa ở trẻ em – Bóng đen ám ảnh cha mẹ