Đâu là cách chữa bệnh phù chân ở người già hiệu quả nhất chính là băn khoăn của khá nhiều người. Nhất là khi căn bệnh này đã và đang gây ra nhiều ảnh hưởng đến những người cao tuổi.
Nguyên nhân gây bệnh phù chân ở người già
Phù nề là sự tích tụ chất lỏng trong các mô ở chân khiến chân bị sưng lên. Phù nền là bệnh lý phổ biến ở người già. Bệnh phù chân ở người già khiến sinh hoạt đi lại của người bệnh gặp khó khăn và gây nguy hiểm tới sức khỏe. Bệnh có liên quan tới nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như thận, tim, gan hoặc mạch máu…
Bệnh suy tim: Căn bệnh này có đặc điềm là nó làm tăng áp lực máu trong các tĩnh mạch và mao mạch, khiến cho phần cơ bắp bên trong bị phù lên. Thông thường người già bị bệnh suy tim sẽ thường phải đi kèm với chứng phù nề ở chân – đây là triệu chứng không thể tránh khỏi.
Một số loại bệnh khác như viêm tĩnh mạch hay mạch bạch huyết cũng sẽ gây phù chân ở người già do nó cản trở sự lưu thông và tuần hoàn của dịch như bệnh suy tim vậy.
Bệnh tiểu đường: Đối với người già bị bệnh tiểu đường thì lượng đường trong máu cao sẽ làm tĩnh mạch và van bơm trong tĩnh mạch bị suy yếu. Đó cũng là nguyên nhân gây phù chân ở người già vì máu không thể bơm về tim mà bị ứ đọng tại phần chân.
Bệnh xơ gan: Người già bị bệnh xơ gan sẽ phải chịu đựng những biến chứng do chức năng gan thay đổi. Sự thay đổi này kéo theo sự thay đổi về hormone và hóa chất điều tiết chất dịch, làm tăng áp lực trong mạch máu lớn khiến chất lỏng tích tụ ở ổ bụng và chân. Sau đó sinh ra chứng phù chân ở người già.
Bệnh thận: Trong cơ thể của chúng ta thì thận là bộ phận giữ chức năng lọc và bài tiết các chất thải trong cơ thể ua đường tiểu tiện. Đồng thời nó còn có chức năng tái hấp thu nước, glucose, các axit amin và sản xuất các hoocmon giúp điều hòa tình trạng can bằng cho cơ thể. Việc thận bị mất dần chức năng và không còn hoạt động chính xác sẽ khiến cho chất lỏng không được bài tiết, natri trở nên thừa thãi và gây nên chứng phù chân ở người già do áp lực máu tăng lên.
Ngoài các loại bệnh trên thì chứng phù chân ở người già cũng có thể là do thói quen ăn uống và sinh hoạt không đều độ dẫn đến dịch trong cơ thể quá thừa thãi. Một số thói quen xấu tiêu biểu như nghiện rượu, nghiện đồ ăn mặn, nghiện đồ ngọt…
Dấu hiệu nhận biết bệnh phù chân ở người già
Thông thường người bệnh sẽ thấy xuất hiện các dấu hiệu sau:
– Lúc đầu phù chân sẽ chưa rõ, khó có thể phát hiện chính xác. Người bệnh thấy mình tăng cân. Giai đoạn sau, chân sẽ phù rõ. Phù có thể xuất hiện vào buổi sáng, buổi chiều, thậm chí phù liên tục kèm theo cảm giác mệt mỏi, nặng nhọc.
– Phù có thể chỉ xuất hiện ở mắt cá chân, cẳng chân thậm chí phù cả chân khiến chân trở nên biến dạng (điển hình là dạng chân voi). Phù có thể ở một chân hay cả hai chân.
– Tính chất phù ở mỗi loại bệnh cũng khác nhau: có thể phù trắng, mềm, ấn lõm hoặc không lõm.
– Tổ chức dưới da và da trở nên cứng và dày có thể kèm theo ngứa.
– Người bệnh khó vận động, di chuyển.
– Da ở vùng bội nhiễm vi khuẩn trở nên cứng và dày, biến dạng.
– Phù có thể lan ra làm bộ phận sinh dục cũng phù to, gây hiện tượng tràn dịch màng tinh hoàn.
– Tiểu ra dưỡng chất.
Cách chữa bệnh phù chân ở người già
Ngoài việc sử dụng thuốc, người cao tuổi cần có
- Chế độ ăn uống tốt: Chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng, giảm lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày, uống đầy đủ 2 lít nước/ ngày, trong bữa ăn nên bổ sung nhiều rau, củ, quả, tránh ăn nhiều thịt…
- Chế độ tập luyện phù hợp: Người cao tuổi nên di chuyển thường xuyên, sử dụng các cơ bắp ở gần vị trí phù nề để bơm chất lỏng dư thừa trở lại tim. Tránh việc đứng, ngồi tại chỗ quá lâu khiến bệnh phù thêm nặng nề. Người bệnh cần tập thể dục thường xuyên cho chân từ 10-15 phút, 3-4 lần/ ngày để tăng việc lưu thông cho máu. Cứ mỗi 1-2 giờ, người cao tuổi nên đứng dậy và đi bộ.
- Massage: Vùng bị ảnh hưởng có thể được vuốt ve nhưng không gây đau, việc tạo áp lực này có thể giúp cho chất lỏng dư thừa tại đó di chuyển.
- Tránh gặp nhiệt độ đột ngột: Nóng và lạnh thay đổi đột ngột khiến cho bệnh phù chân ở người già thêm nặng nề. Người cao tuổi nên tránh tắm nước quá nóng, mặc ấm khi ra đường thời tiết lạnh.
Mẹo phòng tránh bệnh phù chân ở người già
Ngoài những cách chữa bệnh phù chân ở người già trên đây thì dưới đây là một số mẹo giúp bạn phòng tránh bệnh một cách hiệu quả nhất.
– Cắt giảm lượng muối trong chế độ ăn uống hằng ngày vì muối góp phần tích trữ chất lỏng.
– Uống nhiều nước.
– Kê cao chân. Tập thể dục thường xuyên cho chân từ 10-15 phút, 3-4 lần/ngày để giúp chân lưu thông máu. Tăng cường hoạt động cơ bắp với đi bộ, bơi lội. Mỗi 1-2 giờ, hãy đứng dậy và đi bộ.
– Không lạm dụng thuốc nhuận tràng
– Tránh đứng tại chỗ, tránh ngồi lâu trong khoảng thời gian dài.
– Cẩn thận với một số loại thuốc. Ví như một số loại thuốc, bao gồm chống viêm nhiễm có thể ngăn chặn sự hoạt động của can xi khiến chân bị phù nề.
Chính sự chậm trễ và điều trị không đúng đã làm người bệnh dễ gặp biến chứng nặng, có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.
Vậy thì còn chần chừ gì nữa mà không trang bị cho mình những kiến thức hữu ích về cách chữa bệnh phù chân ở người già trên đây!
Chúc bạn thành công!
Xem thêm: