Chữa bệnh viêm họng hạt tại nhà bằng những nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên là cách chữa bệnh viêm họng hạt vừa tiết kiệm, vừa an toàn, không gây ra các tác dụng phụ.
Viêm họng hạt là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Viêm họng hạt là một dạng viêm họng mãn tính do lympo bào trong niêm mạc cổ họng phải làm việc nhiều và liên tục trong thời gian dài để thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt vi khuẩn khiến ngày càng to ra và trở thành hạt.
Lúc này các tổ chức bạch huyết rơi vào trạng thái nhạy cảm, yếu ớt. Thay vì đảm nhận nhiệm vụ sinh ra kháng thể để chống lại virus, vi khuẩn thì chúng trở nên dễ bị viêm nhiễm và tạo thành ổ nhiễm trùng. Vì thế, họng của bạn rất hay bị viêm nếu có sự tác động của các tác nhân gây bệnh, thậm chí chỉ là một chút kích thích như gió, lạnh, hơi độc, khói thuốc lá.
Viêm họng hạt là một căn bệnh mạn tính và là dạng viêm họng xảy ra trong một thời gian dài. Viêm họng hạt nguy hiểm ở chỗ các triệu chứng thường ít biểu hiện và không rõ ràng nên rất khó phát hiện và dễ làm người bệnh chủ quan.
Khi người bệnh thấy xuất hiện những cảm giác như đau rát họng, ngứa họng, gây ho có đờm, khàn giọng, đằng hắng liên tục, cổ họng vướng víu khó chịu nhất là khi ăn uống… thì có khả năng đã bị bệnh viêm họng hạt.
Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và công việc mà còn gây ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng người bệnh. Nếu không điều trị kịp thời thì người bệnh còn có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Điển hình như:
– Những biến chứng có thể xảy ra nói chung là: Gây ra các biến chứng tại chỗ như áp xe hoặc viêm tấy quanh họng, viêm tấy quanh amidan, ở trẻ nhỏ có thể gây áp xe thành họng…
– Những biến chứng gần có thể gây ra các dạng viêm như viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa… Hơn nữa, nếu biến chứng nặng nề hơn một chút thì ngoài các chứng viêm họng, chứng viêm còn lan xuống cả vùng thanh quản, gây viêm thanh quản, viêm phế quản hoặc viêm phổi.
– Những biến chứng nguy hiểm nhất của viêm họng hạt mà bạn không thể coi thường đó là các biến chứng xa như viêm cầu thận, viêm khớp, viêm màng ngoài tim…
Bệnh viêm họng hạt có lây không?
Các chuyên gia Y tế đã nhận định rằng, bệnh viêm họng hạt khởi phát thường do virus và vi khuẩn tồn tại trong không khí tấn công gây viêm nhiễm. Trong khi nhiều người đến giờ vẫn lầm tưởng là viêm họng hạt không lây thì kỳ thực việc lây nhiễm căn bệnh này vô cùng dễ dàng.
Và trên thực tế, bệnh lý về đường hô hấp nói trên có thể lây lan qua việc tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp hàng ngày. Con đường lây lan chính là: Dịch mũi, nước bọt hoặc dùng chung các vật trung gian truyền bệnh với người bệnh. Chẳng hạn như thìa, cốc, khăn mặt, bàn chải…
Để giải quyết tình trạng này, bạn cần phải thật sự cẩn trọng, thường xuyên vệ sinh thân thể, tay chân. Và lưu ý không nên dùng chung bất cứ vật dụng cá nhân nào với ai, đặc biệt là người bệnh.
Vây đâu là cách chữa bệnh viêm họng hạt hiệu quả nhất?
Thay vì sử dụng thuốc Tây, bài viết này chúng tôi sẽ bật mí đến quý bạn đọc cách chữa bệnh viêm họng hạt tại nhà đơn giản, dễ thực hiện. Chỉ cần bạn kiên trì thực hiện các bài thuốc mà chúng tôi sắp giới thiệu dưới đây, chắc chắn rằng nỗi lo về viêm họng hạt không còn làm phiền đến bạn:
1. Chữa viêm họng hạt bằng gừng tươi
Gừng có tính nóng, được sử dụng nhiều trong đông y trị các bệnh về hệ tiêu và đường hô hấp rất tuyệt vời. Rất nhiều người dùng gừng để chữa khỏi bệnh viêm họng hạt vừa tiết kiệm, an toàn mà hiệu quả. Dưới đây là một số cách chữa viêm họng hạt bằng gừng.
Gừng đem lại lợi ích song trùng, vừa là gia vị, chữa bệnh và làm đẹp. Trong đông y gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị giúp tán hàn ôn trung, trừ đờm, giải độc. Những bệnh nhân hợp mắc các chứng bệnh về đường tiêu hóa, giảm cân, chữa đau bụng, đường hô hấp như viêm xoang đặc biệt là viêm họng hạt nên dùng gừng để chữa trị.
Để chữa viêm họng hạt với gừng, bạn tiến hành thực hiện các phương án sau:
Trà gừng
Đây là cách sử dụng gừng chữa viêm họng đơn giản nhất. Bạn chỉ cần rửa sạch gừng, thái lát mỏng, hoặc dập nát, sau đó cho vào cốc nước nóng, hãm trong khoảng 5 – 10 phút, cho thêm mật ong hoặc đường, lát chanh tươi, khuấy đều và uống khi ấm. Liều lượng 2 – 3 lần/ngày, sau vài ngày bệnh thuyên giảm và khỏi hẳn.
Gừng, mật ong
Cách 1: Gừng tươi rửa sạch và dập nát (có thể ép lấy nước gừng), rồi ngâm với mật ong. Sử dụng hỗn hợp này ngậm trong miệng, nhai và nuốt từ từ.
Cách 2: Chuẩn bị nguyên liệu: Gừng 10g, vỏ quýt tươi 10g, vỏ chanh tươi 10g và 3 quả ô mai. Cách làm: Cho các nguyên liệu trên vào bát sứ rồi chưng cách thủy trong vòng 1h, rồi vắt lấy nước để uống.
2. Chữa viêm họng hạt bằng cây rẻ quạt
Ngoài cách chữa viêm họng hạt bằng gừng tươi thì chữa viêm họng hạt bằng cây rẻ quạt cũng là một trong những giải pháp chữa viêm họng hạt đơn giản và hiệu quả đấy!
Cây rẻ quạt hay còn gọi xạ can, lưỡi đồng là 1 loài cây bụi thuộc họ diên vĩ có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản. Cây thuộc loại thân thảo, có thân rễ dài, mọc bò sát đất, thân cao khoảng 0,5m mang lá mọc thẳng đứng dài 1m. Lá cây hình ngọn giáo dài mọc thẳng xếp hai dãy trên 1 mặt phẳng, gân lá song song. Cụm hoa có cuống dài 20 – 40 cm, bao hoa có 6 mảnh màu vàng, cam có đốm đỏ. Quả nang hình trứng có sọc ngang, có chứa nhiều hạt nhỏ màu xanh đen, hình cầu sáng bóng.
Cây rẻ quạt thường được gây trồng để làm cảnh và thuốc. Trong thân rễ có glucosid là belamcandin, shekanin, tectoridin, iridin và irisfloretin. Theo Đông y có vị đắng, tính hàn, thanh nhiệt giải độc, tán kết tiêu viêm, chỉ khái hòa đàm. Thân rễ và lá đều nhuận tràng lợi tiêu hóa. Vì vậy thường dùng cây rẻ quạt để trị viêm họng sưng đau, ho nhiều đờm rãi, kết đàm hạch, trong tai đau nhức, sưng amidan…
Với phương pháp chữa bệnh viêm họng hạt, bạn tiến hành như sau:
– Dùng lá cây rẻ quạt, cắt một đoạn ngắn bằng khoảng đốt ngón tay cho vào chén, dùng cán dao sạch giã nát, sau đó thêm nước vào quấy đều, để lắng cặn, chắt lấy nước trong, nuốt từ từ xuống họng. Sau khoảng 1 phút, cổ họng tháy nóng rát nhưng không còn đau, cảm giác khó chịu của chứng viêm họng biến mất. Làm liên tục vào mỗi tối, từ 3 – 5 ngày thì khỏi.
– Củ rể quạt (lấy củ to tầm ngón chân cái) đem nướng chín cùng 10g muối, sau đó cho vào lọ thủy tinh đậy kín. Ngày 3 lần, lấy một ít ra ngậm, nuốt nước xuống họng. Có thể nhai và nuốt cả bã, tuy nhiên nếu nhai nuốt thường xuyên có thể gây phồng rộp niêm mạc miệng. Đặc biệt, đối với phương pháp này, củ rẻ quạt phải được nướng chín kỹ tránh gây tổn thương cho niêm mạc họng.
– Rễ rẻ quạt rửa sạch, phơi khô, nhai cùng một chút muối có tác dụng sát trùng họng, chống khuẩn, chữa bệnh viêm họng hạt, viêm amidan. cũng có thể dùng rễ rẻ quạt khô, sao vàng, sắc nước uống, ngày uống 2-3 lần, khoảng 3-5 ngày là khỏi.
Bị viêm họng hạt kiêng ăn gì? Nên ăn gì?
Viêm họng hạt kiêng ăn gì?
Không ăn thực phẩm cay nóng: Các món ăn nếu thiếu đi các gia vị như tiêu, ớt,… với vị cay sẽ kém phần hấp dẫn hơn. Ngoài ra gia vị có tính cay nóng còn có tác dụng đưa đẩy và có lợi cho hệ tiêu hóa nếu dùng lượng phù hợp. Tuy nhiên, nếu đang bị viêm họng nói chung và viêm họng hạt nói riêng thì dù là người có sở thích ăn cay bạn cũng nên loại bỏ chúng ngay.
Hạn chế các đồ ăn chiên xào: Đừng dung nạp quá nhiều các món ăn được chế biến dưới dạng chiên xào nhiều dầu mỡ, nướng gia vị,… nếu đang bị viêm họng hạt. Lý do được giải thích là những món này có thể khiến đờm tiết ra nhiều hơn, có nhiều góc cạnh dễ gây tổn thương niêm mạc họng khiến triệu chứng bệnh viêm họng hạt tăng nặng.
Tránh thực phẩm khô cứng: Bánh kẹo cứng, các loại hạt khô cũng chẳng tốt cho việc điều trị bệnh viêm họng hạt chút nào. Ngược lại chúng còn gây hại, khiến cảm giác đau họng gia tăng khi tiêu thụ quá nhiều.
Kiêng đồ lạnh: Bệnh nhân bị viêm họng được khuyên uống nhiều nước, song đồ uống lạnh thì phải tránh xa. Uống nước lạnh quá nhiều khiến cổ họng sưng tấy, thương tổn và là nguyên nhân gây viêm họng; đồng thời chúng cũng là “thủ phạm” khiến dấu hiệu viêm họng hạt nặng thêm. Không chỉ riêng đồ uống, mà ngay cả các thức ăn được ướp lạnh: Kem, chè, yaourt,… cũng không nên ăn lúc này đâu.
Tránh xa rượu bia và các chất kích thích: Dùng rượu bia, thuốc lá, nước ngọt có gaz,… khi bị viêm họng hạt mà không chú ý kiêng cữ thì cảm giác khó chịu nơi cổ họng tăng lên là điều dễ hiểu. Bởi lẽ, những chất kích thích khi đi vào cơ thể khiến hệ miễn dịch suy yếu, bên cạnh đó chúng còn khiến họng đau rát và quá trình hồi phục cũng mất nhiều thời gian hơn.
Bệnh viêm họng hạt nên ăn gì?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng: Bệnh nhân bị viêm họng hạt cần xây dựng thực đơn hàng ngày hợp lý. Nên tăng cường thêm rau xanh và hoa quả tươi; uống nhiều nước hơn; thức ăn nên được chế biến dưới dạng mềm lỏng, dễ nuốt; thường xuyên sử dụng gừng, tỏi, mật ong,… bởi chúng rất hữu ích cho việc chữa trị bệnh viêm họng hạt nhanh khỏi hơn.
Làm sao đề phòng ngừa và chữa trị viêm họng hạt kịp thời?
– Khi có dấu hiệu viêm họng cấp, cần đến ngay các cơ sở uy tín để được chẩn đoán chính xác và có cách đối phó hiệu quả nhất. Tuyệt đối không nên vội vàng mua thuốc về tự điều trị vì có thể khiến bệnh nặng hơn và khó chữa hơn.
– Không dùng chung các vật dùng cá nhân với người mắc viêm họng hạt mãn tính.
– Chải răng sạch sẽ, súc miệng hàng ngày bằng nước muối ấm pha loãng.
– Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh.
– Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý: Hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác; đặc biệt tăng cường bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
– Chú ý giữ ấm cơ thể, giữ môi trường nơi ở sạch sẽ và có nhiệt độ ổn định.
– Tăng cường tập luyện thể dục thể thao để tăng sức miễn dịch…
Có thể thấy rằng, viêm họng hạt là căn bệnh hoàn toàn có thể áp dụng cách chữa viêm họng hạt được, song để điều trị được dứt điểm bệnh viêm họng hạt, người bệnh cần kết hợp việc chữa trị tại nhà với việc thăm khám bác sĩ định kỳ để theo dõi tình hình bệnh được tốt hơn! Nếu thấy bài viết hữu ích thì hãy chia sẻ để bạn bè cùng biết nhé và đừng quên ghé website thường xuyên để được cập nhất các phương pháp chữa bệnh tốt nhất hiện nay.
Chúc bạn thành công!
Xem thêm:
Mách bạn cách chữa bệnh viêm lợi bằng dân gian
Hướng dẫn cách chữa bệnh viêm mũi dị ứng không cần thuốc
3 cách chữa bệnh ung thư đại tràng bằng Đông y hiệu quả nhất