Nguyên nhân thường gặp gây ho ra máu và dãn phế quãn

Bệnh nhân nên làm gì khi bị ho ra máu ?

Ho ra máu nói chung và ho ra máu do dãn phế quản nói riêng là một cấp cứu nội khoa. Người bệnh ho ra máu phải đến ngay bác sỹ chuyên khoa hô hấp để được chẩn đoán và điều trị cầm máu sau đó lên kế hoạch điều trị lâu dài để phòng ngừa ho ra máu tái diễn. Đối với bệnh dãn phế quản khu trú bác sỹ có thể cho bệnh nhân đi phẩu thuật cắt bỏ thùy phổi bị dãn phế quản. Lúc này chúng ta nói dãn phế quản đã được điều trị khỏi.

gian-phe-quan

 

Trong trường hợp dãn phế quản lan tỏa không có chỉ định phẫu thuật, bác sỹ chuyên khoa hô hấp sẽ hướng dẫn cho bệnh nhân các biện pháp điều trị bằng thuốc và cả không bằng thuốc để giữ cho phổi được khỏe mạnh tránh nhiễm trùng và như thế tránh ho ra máu, các bài tập thể dục và cách ăn uống để có thể làm vệ sinh phế quản mỗi ngày. Trong trường hợp ho ra máu tái đi tái lại nhiều lần bác sỹ sẽ cho đi can thiệp mạch máu làm tắc mạch máu gây chảy máu để cầm máu.

Dãn phế quản là gì ?

 

 Ngoài lao phổi và ung thư phổi, dãn phế quản cũng là một trong các nguyên nhân thường gặp gây ho ra máu. Đặc tính của ho ra máu trong dãn phế quản là ho ra máu lượng ít, tự cầm trong vòng 3 – 5 ngày, tái đi tái lại nhiều lần, đặc biệt là những khi bị cảm cúm dẫn đến nhiễm khuẩn đường hô hấp, bệnh nhân thường khai là có cảm giác tức, nóng trong ngực phải ho bật mạnh ra và khi đó ra một chút máu, một số bệnh nhân khác thường ho ra máu khi vận động, gắng sức mạnh làm bệnh nhân rất ngại vận động hay làm mạnh.

Đôi khi bệnh nhân dãn phế quản có thể ho ra máu lượng nhiều 100 – 200 ml và cả trường hợp ho ra máu sét đánh dẫn đến tử vong. Nguyên nhân dãn phế quản có nhiều nhưng thường gặp nhất là dãn phế quản – di chứng của lao phổi, dãn phế quản sau một nhiễm trùng mạn tính ở phổi như áp xe phổi, viêm phổi do hít phải dị vật đường thở.

Nguyên nhân giãn phế quản

Mắc phải

Hiện nay được xem như là thường gặp nhất; những thể này có thể khu trú hay lan tỏa.

Thể khu trú:

Những nguyên nhân gây hẹp phế quản một phần: gây nên sự ứ dịch tiết dẫn đến nhiễm trùng và phế quản bị giãn ra, đôi khi trong 2 – 3 tuần lễ. Những nguyên nhân này thường chỉ được phát hiện nhờ nội soi phế quản, trước tiên là khối u có thể lành tính hay ác tính, có thể là vật lạ nhất là đối với trẻ em, có thể là lao bởi những lỗ dò hay u hạt từ một lao sơ nhiễm tiến triển hay trên di chứng calci hóa.

Áp xe phổi: di chứng sẹo xơ hay trên một áp xe phổi mạn tính.

Aspergillose phế quản: ít gặp hơn nhưng rất đặc biệt là có sự phối hợp với những biểu hiện tăng nhạy cảm type I và type II (tìm những chất kết tủa kháng aspergillus), có thể có tăng bạch cầu ái toan và khu trú ở phế quản rất gần gốc, như vậy chỉ tổn thương các phế quản lớn còn các phế quản trước tận cùng còn tốt (bệnh Hinton).

Thể lan tỏa:

Di chứng của các bệnh phế quản – phổi cấp nặng trong thời kỳ thiếu niên: có thể bị quên lúc khởi đầu hội chứng đa tiết phế quản – phổi. Sởi và ho gà là 2 bệnh thường gặp nhất, những bệnh nhiễm siêu vi nặng nhất là do Arbovirus là những nguyên nhân gây nên di chứng giãn phế quản.

Bệnh nhầy nhớt (bệnh xơ tụy tạng nhầy – kén): là những bệnh bẩm sinh di truyền; trong những bệnh này có rối loạn về tiết dịch do sự thanh lọc bị chậm lại, gây nên những nhiễm trùng phế quản – phổi tái phát dẫn đến những thể giãn phế quản rất nặng với suy hô hấp mạn và chết trước thời kỳ trưởng thành.

Bẩm sinh

Giãn phế quản thường là lan tỏa, rất ít gặp.

Bệnh đa kén phổi:

Thường phối hợp với đa kén thận, tụy và gan.

Suy giảm miễn dịch:

Suy giảm miễn dịch thể dịch: Suy giảm toàn thể hay không có (globuline máu, suy giảm chọn lọc IgA huyết thanh hay ngay cả chỉ suy giảm IgA tiết.

Suy giảm miễn dịch tế bào: Do tổn thương sự thanh lọc đó là bệnh lông bất động; bất thường này thường nằm trong hội chứng Kartagener (giãn phế quản phối hợp với đảo phủ tạng và viêm xoang sàng – xoang hang).