Những điều cần biết về bệnh nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim là căn bệnh xảy ra đột ngột và rất nặng nề, bệnh rất dễ tái phát kể cả sau khi đã cấp cứu khỏi bệnh. Các trường hợp thường thấy, bệnh nhân thường già đi nhiều, có khi dẫn đến tử vong đột ngột vì biến chứng rung thất, tắc mạch phổi, vỡ tim,… Nhồi máu cơ tim có những dấu hiệu cũng như cách ngừa nguy cơ tử vong. Dưới đây là Những điều cần biết về bệnh nhồi máu cơ tim.

Nguyên nhân gây ra bệnh nhồi máu cơ tim

– Nguyên nhân do xơ vữa động mạch vành (chiếm 90%). Cửa động mạch vành bị hẹp lại, có tổn thương huyết khối hoặc nứt vỡ mảng gây xuất huyết nội mạc động mạch, làm tắc nghẽn động mạch vành.

–  Xuất huyết dưới màng trong động mạch vành của một mảng xơ vữa.

– Nghẽn mạch vành, hẹp lỗ vào động mạch do tổn thương ở động mạch chủ

– Viêm mạch do các bệnh tự miễn, dị dạng động mạch vành, chấn thương tim

– Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân gây bệnh khác như:

  • Bệnh huyết áp
  • Nhịp tim nhanh, loạn nhịp hoàn toàn.
  • Các bệnh van tim, cơ tim.
  • Bệnh tiểu đường.
  • Bệnh tăng hồng cầu.
  • Bệnh loét dạ dày, tá tràng và bệnh đường mật.
  • Co thắt động mạch vành, bóc tách động mạch chủ lan rộng đến các động mạch vành
  • Viêm nội tâm mạc, viêm quanh động mạch vành (bệnh Takayashu)
  • Do thủ thuật nong động mạch vành tạo nên.

Triệu chứng bệnh nhồi máu cơ tim

Những dấu hiệu sau đây có thể báo hiệu nhồi máu cơ tim:

– Đau ngực: Đây là biểu hiện rõ nhất trong bệnh tim. Phần lớn các cơn đau ngực xuất hiện ở giữa xương ức, kéo dài vài phút rồi sau đó hết. Nhưng cũng có một vài trường hợp nhồi máu cơ tim khiến cho bệnh nhân có cảm giác như bị đè nặng, bóp nghẹt ở ngực, gây ra mệt mỏi.

– Khó thở: Triệu chứng này thường đi kèm theo với đau ngực nhưng nó xuất hiện sớm hơn. 

– Chóng mặt: Người bị trụy tim dễ cảm thấy chóng mặt hoặc choáng. Nhịp tim có xu hướng đập bất thường.

– Lo lắng: Một trong những dấu hiệu đầu tiên của cơn đau tim là lo lắng. Ở một số người, sự lo âu chiếm toàn bộ tâm trí. Cảm giác đó cũng có thể gây ra nỗi sợ chết.

– Nhịp đập bất thường: Ở một vài trường hợp, con đau tim xuất hiện, trái tim có thể bỏ qua một nhịp kèm theo chóng mặt, khó thở và suy nhược. Lúc này bạn cần thận trọng và nên đi khám sức khỏe. 

– Đau nhói nhiều nơi: Ngoài đau tai tim ra, cơn đau còn có thể lan rộng đến các khu vực khác như: vùng bụng, cằm, cổ, khuỷu tay, cánh tay và vai.

Ngoài những triệu chứng thường gặp trên, bệnh nhồi máu cơ tim còn có những dấu hiệu khác như: ho, mất cảm giác ngon miệng, buồn nôn,…

Tuy chứng nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm, nhưng nếu nhận biết sớm để điều trị kịp thời (dùng thuốc làm tan huyết khối hoặc phẫu thuật nong động mạch vành), bệnh nhân sẽ tránh được tử vong và những biến chứng sau đó. Các biện pháp trên có thể hạn chế tối đa vùng cơ tim bị chết, hồi phục một số vùng mới tổn thương.

–> 10 triệu chứng cơ bản báo hiệu bệnh tim

Cách phòng bệnh nhồi máu cơ tim

– Với những người có nguy cơ mắc bệnh cao thì nên có chế độ ăn kiêng phù hợp, ăn nhiều rau quả, hạn chế mỡ động vật.

– Với những người bị mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, loét dạ dày tá tràng cần chú ý điều trị và kiểm soát tốt bệnh, tuân thủ theo đơn thuốc của bác sỹ.

– Để phòng tránh bệnh nhồi máu cơ tim, cần có chế độ nghỉ ngơi, làm việc hợp lý, không gắng sức, tránh xúc động mạnh, tập những môn thể thao nhẹ nhàng,…

– Không được hút thuốc là cũng như sử dụng các chất kích thích

– Nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.