3 cách chữa nhiệt miệng tận gốc, hiệu quả 100% bạn đã biết chưa?

Nhiệt miệng là một bệnh khá phổ biến hiện nay và hầu như ai cũng sẽ gặp ít nhất một lần trong đời. Do vậy, dù có mắc bệnh hay chưa mắc bệnh thì việc tìm hiểu, tham khảo về cách chữa nhiệt miệng là không nên bỏ qua.

Nhiệt miệng có nguy hiểm không?

Nhiệt miệng thực chất là những tổn thương nông phát triển trên các niêm mạc miệng, hoặc tại các nướu răng của bạn. Bệnh nhiệt miệng không truyền nhiễm nhưng gây đau và gây khó khăn cho bạn khi ăn uống và giao tiếp.

Bệnh nhiệt miệng

Bệnh nhiệt miệng

Bệnh nhiệt miệng là căn bệnh có thể xảy ra nhiều lần trong một năm với mỗi người, và chắc hẳn trong chúng ta ai cũng sẽ gặp tình trạng này một vài lần trong đời. Bệnh tự phát và cũng tự khỏi sau 1 tuần, nhiệt miệng là bệnh thông thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, chúng ta nên tìm hiểu về cách chữa trị bệnh nhiệt miệng để không làm ảnh hưởng đến đời sống.

Chữa bệnh nhiệt miệng bằng mật ong

Mật ong được biết đến là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể. Nhiều nghiên cứu cho thấy dung dịch mật ong 30% có thể ức chế hoặc tiêu diệt hầu hết các loại nấm và vi khuẩn, lại có vị ngọt dễ chịu.

Khi thực hiện phương pháp chữa nhiệt miệng với mật ong, người bệnh có thể áp dụng 1 trong 3 cách sau:

Cách 1: Rót mật ong rừng nguyên chất ra một chiếc chén nhỏ, để chữa nhiệt miệng cho bé thì các mẹ hãy lấy một chiếc tăm bông nhúng vào mật ong rồi bôi lên vết loét của bé. Môt ngày làm đều đặn từ 2-3 lần chỉ sau 1 ngày là vết thương đã đỡ và vết loét sẽ lành hẳn chỉ sau 3 ngày.

Cách 2: Với người lớn thì uống vào một ít mật ong rồi ngậm trong miệng chỗ có vết thương hở khoảng 1 phút rồi nuốt, chỉ sau khoảng 3 ngày vết loét nhiệt miệng cũng sẽ khỏi hẳn.

Chữa bệnh nhiệt miệng bằng mật ong

Chữa bệnh nhiệt miệng bằng mật ong

Cách 3: Để viết nhiệt miệng mau lành hơn bạn có thể trộn mật ong nguyên chất với tinh bột nghệ rồi đắp nên vết nhiệt miệng khoảng 1-2 phút rồi đi súc miệng. Mật ong rừng nguyên chất có tính sát trùng, giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại, nấm gây nhiệt miệng còn tinh bột nghệ giúp vết thương mau lành. Một ngày bạn cũng nên làm từ 2-3 lần để đạt hiệu quả tốt nhất nhé.

Chữa nhiệt miệng bằng nước muối

Cách chữa nhiệt miệng bằng nước muối là cách đơn giản, tiết kiệm nhất nhưng lại cực kì hiệu quả. Khi phát hiện ra bệnh, bạn có thể làm giảm cảm giác khó chịu và chữa bệnh bằng chính nguyên liệu ngay trong căn bếp nhà bạn, đó chính là muối. Trị nhiệt miệng bằng muối rất hiệu quả bởi muối có tính sát khuẩn cao. Vì thế nên nó có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn ở các vết loét, giảm nồng độ axit ở miệng.

Cách làm rất đơn giản: hòa tan một một muỗng cà phê muối vào ly nước ấm. Dùng nước này để súc sạch miệng hàng ngày hoặc ngậm trong miệng một lúc rồi nhổ ra. Mỗi lần súc trong khoảng 30 giây rồi nhổ ra, làm như vậy 4 – 5 lần/ngày. Với cách trị nhiệt miệng bằng muối này bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn và vết nhiệt sẽ nhanh khỏi hơn.

Chữa nhiệt miệng bằng nước muối

Chữa nhiệt miệng bằng nước muối

Tuy nhiên, các bạn cũng nên lưu ý, mặc cách chữa nhiệt miệng siêu hiệu quả sẽ giúp các vết nhiệt miệng nhanh khỏi hơn, nhưng vì nguyên nhân chính gây ra nhiệt miệng là do bệnh lý răng miệng thì mọi người cũng nên đi đến nha khoa khám răng định kỳ, làm sạch vôi răng và điều trị triệt để các bệnh lý răng miệng nếu có để hạn chế tối đa bệnh nhiệt miệng tái phát nhiều lần nhé.

Chữa nhiệt miệng bằng rau diếp cá

Rau diếp cá thực chất thuộc loại cỏ nhỏ, ưa nơi ẩm thấp, thân cỏ cao tầm nửa mét. Rau diếp cá có lá hình trái tim, hoa màu trắng. Nếu đem cả cây đi nấu thì có vị chua. Rau diếp cá hay được gọi tắt phổ biến hơn là diếp cá, giấp cá từ lâu đã được sử dụng trong các bữa ăn như một loại rau giúp tăng hệ tiêu hóa, hay chỉ đơn giản là tăng mùi vị cho món ăn, giúp người ăn ngon miệng hơn.

Theo Đông y, diếp cá có công dụng thanh lọc cơ thể, sát trùng. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy diếp cá còn có công dụng tiêu diệt kí sinh trùng, kháng khuẩn rất tốt đó là nguyên do khiến chữa nhiệt miệng bằng rau diếp cá lại hiệu quả đến vậy.

Có hai cách bạn có thể sử dụng diếp cá điều trị nhiệt miệng đó là giã nhuyễn ép lấy nước cốt và uống trực tiếp hoặc xay sinh tố nếu có thể ăn cả bã để trị nhiệt miệng. Trước khi chế thuốc bạn nên rửa kĩ thật sạch rau diếp để trôi hết bùn đất và chất bảo quản nếu có.

Chữa nhiệt miệng bằng rau diếp cá

Chữa nhiệt miệng bằng rau diếp cá

Nếu muốn làm sinh tố, bạn cần 100g rau diếp cá đã rửa sạch để làm rồi chia làm 2-3 lần uống trong 1 ngày. Bạn cũng có thể sắc rau diếp cá lấy nước với khoảng từ 2g đến 6g rồi uống nhiều lần trong ngày, liên tục trong vài ngày.

Uống rau diếp cá không chỉ có tác dụng giúp bạn thanh lọc cơ thể mà còn làm thuyên giảm chỗ viêm loét trong niêm mạc miệng, đẩy lùi vi khuẩn giúp lành vết thương nhanh hơn. Bạn cũng có thể sắc lấy nước rau diếp cá 1 lần rồi mang theo mình để có thể uống nhiều lần trong ngày mà không bị gián đoạn công việc.

Bệnh nhiệt miệng nên uống thuốc gì?

Ngoài những cách chữa nhiệt miệng bằng phương pháp dân gian tự nhiên mà chúng tôi vừa giới thiệu trên đây thì bạn cũng có thể chữa nhiệt miệng bằng cách sử dụng thuốc Tây. 

Quan niệm dân gian cho rằng nhiệt miệng là do nóng trong người hay do ăn phải những đồ “nóng” như mít, xoài… Do vậy, người dân có nhiều phương pháp chữa khác nhau như sử dụng các thực phẩm có tính mát như chè đậu đen, trà xanh, rau má, bột sắn dây… Tuy nhiên, khi bị nhiệt miệng liên tục cần đến khám bệnh để điều trị bằng thuốc kháng sinh, vitamin PP, vitamin B2, vitamin C… theo chỉ định của thầy thuốc. Kháng sinh Biseptol (Cotrimoxazol) có hoạt chất sunfamethoxazon và trimethoprim có tác dụng tốt cho điều trị bệnh nhiệt miệng.

Trường hợp có vết loét to và tồn tại dai dẳng gần như thường xuyên ở trong má, phải kết hợp uống thêm kháng sinh đặc hiệu vùng răng miệng là Spiramycin và Metronidazol.

Làm sao để phòng tránh và ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát?

– Luôn luôn giữ răng miệng sạch sẽ bằng cách súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày để phòng nhiễm nấm và vi khuẩn.

– Nên khám răng, miệng định kỳ để phát hiện và điều trị dứt điểm các tổn thương do răng gây ra.

– Giải nhiệt trong cơ thể bằng cách uống nhiều nước.

– Nói không với các loại thức uống chứa cồn, cafein như bia rượu, cà phê, trà đặc, các loại mắm, tiêu, ớt, gia vị cay …

– Những người có thói quen ăn cay, hãy hạn chế ăn các loại gia vị này nhất là trong những ngày thời tiết nóng bức. Thay vào đó, thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm có tính mát, thanh nhiệt, giải độc vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày.

– Bên cạnh đó, việc bồi dưỡng nâng cao thể trạng, uống vitamin tổng hợp, cũng giúp phòng tái phát bệnh.

Trên đây là 3 cách chữa nhiệt miệng tại nhà cực kì hiệu quả và dễ thực hiện, hãy lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp nhất để tiến hành khi chẳng may bị nhiệt miệng “ghé thăm” nhé! Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Xem thêm:

Mách bạn cách chữa bệnh viêm họng hạt tại nhà hiệu quả nhất

Hướng dẫn cách chữa bệnh viêm mũi dị ứng không cần thuốc

Mách bạn cách chữa bệnh viêm họng hạt tại nhà hiệu quả nhất