Bật mí mẹo chữa bệnh trĩ cho ba bầu hiệu quả và an toàn nhất

Bệnh trĩ khi mang thai là một tình trạng ngày càng phổ biến hiện nay, tuy không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng có thể dẫn đến những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Và nếu như lựa chọn sai phương pháp chữa bệnh trĩ sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy. Vậy đâu là mẹo chữa bệnh trĩ cho bà bầu hiệu quả nhưng an toàn, tham khảo bài viết bên dưới để có câu trả lời nhé!

Bệnh trĩ khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Theo thống kê, có đến hơn 50% bà bầu mắc trĩ. Ngoài những ảnh hưởng của bệnh đến sinh hoạt hàng ngày thì chúng cũng có thể gây hại đến cả mẹ lẫn thai nhi nếu không áp dụng cách chữa bệnh trĩ khi mang thai an toàn cho mẹ và con.

Triệu chứng là táo bón liên tục, đau rát khi đi vệ sinh, xuất huyết ở hậu môn…Bệnh trĩ khi mang thai có thể chia ra từng cấp độ để mẹ bầu có thể hiểu rõ như sau:

Trĩ độ một

Không bao giờ xuất huyết ở hậu môn, triệu chứng duy nhất là xuất huyết sau khi đi vệ sinh.

Trĩ độ hai

Nhô ra khỏi hậu môn thành một chỗ sưng gây khó chịu nhưng tự rút vào.

Trĩ độ một và hai đáp ứng tốt với phương pháp điều hoà ruột bằng chế độ ăn uống nhiều xơ và dùng các chất làm mềm phân. Nếu vẫn còn xuất huyết, dùng một dịch kích thích (tác nhân gây xơ cứng) chích quanh nơi tĩnh mạch phồng ra để gây co mạch.

Bị trĩ khi mang thai gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi

Bị trĩ khi mang thai gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi

Trĩ  độ ba

Ở lại bên ngoài hậu môn và cần phải đẩy vào. cần phải phẫu thuật, đặc biệt khi bị xoắn lại.

Và nếu như không nhận biết, điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác như: Chảy máu gây mất máu mãn tính hoặc cấp tính nếu chảy máu dữ dội, huyết khối và viêm tắc tĩnh mạch búi trĩ, vỡ búi trĩ, rối loạn chức năng đi cầu, nghẹt búi trĩ và gây các bệnh thứ phát khác kèm theo như nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn trực tràng…

Vì sao phụ nữ mang thai thường dễ mắc bệnh trĩ?

Hiện nay, con số phụ nữ mang thai không chỉ dừng lại ở 50% như đã thống kê ở trên mà đang có chiều hướng gia tăng. Và cho đến thời điểm hiện tại, đây là nỗi lo của khá nhiều mẹ bầu. Và trước khi tìm mẹo chữa bệnh trĩ cho bà bầu thì việc hiểu được vì sao phụ nữ mang thai thường dễ mắc bệnh trĩ sẽ giúp mẹ bầu chủ động hơn trong việc chữa trị bệnh. Cụ thể những nguyên nhân đó sẽ được liệt kê dưới đây:

Giai đoạn mang thai cơ thể người phụ nữ rất nhạy cảm, sức đề kháng yếu ớt nên dễ dàng bị bệnh tật hỏi thăm, trong đó hay gặp nhất là bệnh trĩ. Theo lý giải của các bác sĩ chuyên khoa, phụ nữ mang thai dễ bị bệnh trĩ do:

  • Tăng cân gây áp lực lên các tĩnh mạch vùng chậu và tĩnh mạch chủ dưới. Chúng có thể làm chậm sự tuần hoàn máu từ nửa dưới cơ thể, tăng áp lực lên các tĩnh mạch trĩ khiến chúng trương phồng lên.
  • Sự gia tăng nồng độ nội tiết tố progesterone trong thời gian mang thai khiến các thành tĩnh mạch dễ bị sưng. Đồng thời, progesterone cũng làm chậm nhu động ruột gây nên táo bón – và đây cũng là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh trĩ.
  • Thói quen ngồi nhiều ít vận động, ăn ít chất xơ và uống ít nước,… khi có thai cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại.

Top 3 mẹo chữa bệnh trĩ cho bà bầu hiệu quả

Dưới đây là 3 cách chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả và đơn giản, chỉ cần mẹ bầu thực hiện theo đúng những hướng dẫn này sẽ giúp mang lại kết quả điều trị cực kì tốt đấy!

1. Xông hơi bằng rau diếp cá

Rau diếp cá là phương thuốc tự nhiên đặc trị bệnh trĩ vốn được nhiêu người tin tưởng. Các bà bầu hoàn toàn có thể sử dụng rau diếp các để chữa trĩ mà không gây ảnh hưởng tới thai nhi. Chỉ cần nấu sôi rau diếp các với nước nóng để xông lỗ hậu môn. Khi xông xong thì lấy phần nước còn lại để ngâm rửa còn phần lá vò nát để đắp hậu môn. Thực hiện đều sẽ thấy bệnh thuyên giảm. Nên ăn sống hoặc uống nước rau diếp cá cũng rất tốt cho điều trị bệnh trĩ.

Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá

Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá

2. Chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng hoa thiên lý

Các mẹ hãy lấy 100gr lá thiên lý non giã cùng 5 gr muối ăn sau đó trộn khoảng 300 ml nước ấm. Phần nước thấm bông để đắp búi trĩ 1-2 lần một ngày. Nên cố gắng uống thêm 3-4 chén nước hoa thiên lý để tăng hiệu quả. Giống như nước rau diếp cá, nước hoa thiên lý cũng có tác dụng rất tốt cho bà bầu bị bệnh trĩ.

Hoa thiên lý chữa bệnh trĩ cho bà bầu hiệu quả

Hoa thiên lý chữa bệnh trĩ cho bà bầu hiệu quả

3. Ngâm hậu môn trong nước ấm

Nước ấm từ lâu đã được dân gian và khoa học nhận định là một trong nhiều bệnh pháp đơn giản giúp kích thích lưu thông tuần hoàn máu. Vì thế các mẹ hãy tận dụng nước ấm để ngâm hậu môn hằng ngày, vừa tạo được cảm giác thư giãn, thoải mái, vừa đẩy nhanh sự lưu thông máu ở nơi có khối trĩ, chống đông và tụ máu, giúp giảm đau hiệu quả, an toàn. Để mẹo chữa bệnh trĩ cho bà bầu này phát huy tác dụng tốt nhất, các mẹ nên thực hiện từ 2 – 3 lần/ngày, tình trạng trĩ sẽ được cải thiện đáng kể.

Ngâm hậu môn trong nước nóng để chữa bệnh trĩ

Ngâm hậu môn trong nước nóng để chữa bệnh trĩ

Ngoài 3 mẹo chữa bệnh trĩ mà chúng tôi vừa giới thiệu trên đây, để điều trị bệnh trĩ cho mẹ bầu an toàn, hiệu quả thì các mẹ cũng nên lưu ý một số điều sau:

– Uồng nhiều nước và nước hoa quả nhưng tránh không uống trà hay cà phê vì chúng có thể làm bệnh nhân mất nước.

– Tập đi bộ thường xuyên và tập thể dục, chẳng hạn bơi. Điều này sẽ kích thích ruột, giúp khả năng tiêu hoá tốt hơn.

– Khi bệnh nhân cảm thấy cần phải đi vệ sinh thì hãy đi, đừng cố gắng nín, nhịn.

– Cố gắng tránh tình trạng căng thẳng và ngồi đúng tư thế khi đi vệ sinh

Bị trĩ khi mang thai nên ăn gì?

Ngoài những mẹo chữa bệnh trĩ cho bà bầu được giới thiệu trên đây thì một chế độ dinh dưỡng thích hợp cho mẹ bầu sẽ giúp phòng ngừa bệnh trĩ và chăm sóc sức khỏe mẹ bầu, thai nhi tốt hơn!

Sữa chua

Ai cũng biết rằng, sữa chua bổ sung thêm những chế phẩm sinh học rất có lợi cho hệ tiêu hóa, những lợi khuẩn trong sữa chua sẽ giúp bộ máy tiêu hóa hoạt động tốt hơn và đồng thời làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Nhiều chuyên gia cho biết: những người mang thai bị trĩ nên ăn sữa chua hàng ngày để có kết quả tốt nhất.

Trái cây và rau quả

Trái cây và rau quả được biết đến là một loại thực phẩm vàng giúp tăng cường hệ miễn dịch và những chất lỏng, giúp giảm bớt tình trạng mang thai bị táo bón. Đồng thời, làm giảm áp lực và đau đớn khi đi đại tiện. Chất xơ có nhiều trong táo, lê, dâu, bơ, bông cải xanh và các loại rau có lá màu xanh sẫm….

Nước trái cây

Nước trái cây cũng nằm trong thực đơn dành cho người bị bệnh trĩ, nhất là những loại quả mọng nước, gồm có: dâu tây, việt quất và cherry. Mang thai bị trĩ nên uống nhiều nước các loại hoa quả này.

Bổ sung nước ép trái cây

Bổ sung nước ép trái cây

Quả nho đỏ và đen

Trong quả nho giàu hàm lượng vitamin C và các khoáng chất. Nước nho chính là một trong các loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân bị trĩ. Nó chứa một lượng nhỏ axit báo GLA, sản xuất prostaglandin kiểm soát cơ thể bị đau. Mỗi ngày, uống 1 đến 2 cốc của quả nho đỏ hoặc đen.

Ngũ cốc

Mang thai bị trĩ nên ăn gì ? Ngũ cốc! Bởi vì ngũ cốc chứa tất cả những phần dinh dưỡng của hạt, nó bổ sung nhiều chất xơ, protein và những vi chất dinh dưỡng hơn so với ngũ cốc tinh chế, ví dụ như bột mì trắng. Đa phần mọi người không đáp ứng nhu cầu chất xơ hàng ngày của họ. Những loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ ngũ cốc nguyên hạt bao gồm bột yến mạch, 100% bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt lạnh, gạo hạt dài…

Thực phẩm chứa nhiều chất sắt

Sắt là một trong những dưỡng chất rất cần thiết cho bệnh nhân mang thai bị trĩ. Nó giúp cơ thể có nhiều máu hơn hoặc giúp dự trữ sắt, đồng thời phòng cho các trường hợp trĩ chảy máu nhiều và dẫn đến thiếu máu.

Lời khuyên cho mẹ bầu khi bị trĩ nặng

Những mẹo chữa bệnh trĩ cho bà bầu mà chúng tôi vừa giới thiệu trên đây chỉ áp dụng đối với trường hợp bà bầu bị bệnh trĩ với cấp độ nhẹ.

Với các trường hợp bị bệnh trĩ nặng hơn, các biện pháp trên không mang lại hiệu quả thì bà bầu nên thăm khám ngay để được chỉ định cách điều trị phù hợp. Căn cứ vào triệu chứng bệnh mà bác sĩ có thể kê đơn thuốc đặt, thuốc bôi hay thuốc uống phù hợp và an toàn cho thai nhi. Tuyệt đối không nên tự tìm hiểu và mua thuốc về tự điều trị bệnh trĩ khi mang thai tại nhà bởi điều này có thể gây nguy hiểm khó lường cho mẹ và con.

Thường xuyên thăm khám sức khỏe để theo dõi tình trạng bệnh

Thường xuyên thăm khám sức khỏe để theo dõi tình trạng bệnh

Đối với tình trạng búi trĩ sa ra ngoài, có biểu hiện xuất huyết thường xuyên mà phương pháp nội khoa không thể giải quyết được thì sự can thiệp của tiểu phẫu là cần thiết lúc này.

Trên đây là một số mẹo chữa bệnh trĩ cho bà bầu hiệu quả và an toàn. Việc áp dụng cách nào, cần lưu ý điều gì không phụ thuộc vào mức độ bệnh nặng nhẹ và thời gian mang thai. Để tránh tình trạng bệnh trĩ trầm trọng hơn và khó phục hồi sau sinh, mẹ bầu không nên chủ quan mà cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để khám trị ngay khi phát hiện triệu chứng bệnh trĩ.

Chúc bạn sớm khỏi bệnh và thai nhi phát triển khỏe mạnh!

Xem thêm:

Mách bạn cách chữa bệnh trĩ bằng lá lộc vừng tại nhà cực đơn giản

Top 3 cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp tự nhiên không cần thuốc