Cách phòng ngừa nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh

Nào hãy cùng chúng tôi tham khảo những kiến thức bổ ích dưới đây để có cái nhìn thực tế hơn về chứng bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh cùng những lưu ý có liên quan nhé!

Nguyên nhân

  • Nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào đường máu của trẻ và phát triển trong đó gây nên những căn bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.
  • Nhiễm trùng máu có thể xảy ra trước hoặc sau khi sinh từ 1 đến 2 tuần. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, nhưng trên hết là do việc vệ sinh không sạch sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
  • Trường hợp nhiễm trùng máu trong khi sinh có thể do vi khuẩn xâm nhập vào màng ối sau đó nhiễm vào bào thai hoặc qua nước ối, thai nhi nuốt phải dẫn đến viêm phổi hoặc viêm dạ dày và biến chứng thành nhiễm trùng máu. Trong quá trình sinh nở, việc khử trùng các dụng cụ không đảm bảo tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào máu cũng là nguyên nhân dẫn tới nhiễm trùng máu.
  • Nếu bị nhiễm trùng máu sau khi sinh là do vi khuẩn xâm nhập vào máu qua niêm mạc da, hô hấp, đường tiêu hóa, đường tiết niệu hoặc khi dây rốn chưa lành tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Cach-phong-ngua-nhiem-trung-mau-o-tre-so-sinh

Triệu chứng khi bé bị nhiễm trùng máu

Khi bé sơ sinh có những biểu hiện sau, có thể bé đã bị nhiễm trùng máu:

  • Sốt cao hoặc nhiệt độ cơ thể xuống thấp dưới 35 độ C
  • Không có sức nuốt hoặc nuốt yếu, không muốn uống sữa
  • Phản ứng chậm với tiếng động, tiếng khóc yếu
  • Ngủ li bì kéo dài nhiều ngày
  • Nhịp tim, nhịp thở nhanh hoặc chậm bất thường
  • Da có màu vàng hoặc tím tái, màu xám hoặc xanh xao
  • Bé có biểu hiện của rối loạn tiêu hóa khi bú sữa mẹ như nôn, tiêu chảy, trướng bụng…

Sự xâm nhập trực tiếp của vi khuẩn vào máu của trẻ có thể gây ra những căn bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh viêm màng não mũ, một trong những căn bệnh nguy hiểm đối với trẻ.

Phòng ngừa và điều trị nhiễm trùng máu như thế nào?

Cach-phong-ngua-nhiem-trung-mau-o-tre-so-sinh1

  • Để ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm này ngay từ khi mang thai, bạn nên chú ý chăm sóc sức khỏe thai kỳ và vệ sinh môi trường sống sạch sẽ. Đồng thời, chị em cần khám thai định kỳ để đảm bảo thai phát triển tốt và không có nguy cơ nhiễm khuẩn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào đường máu.
  • Trong vài tuần đầu sau khi sinh, bạn nên chú ý những biểu hiện bên ngoài của con để kịp thời phát hiện bệnh. Thông thường những biểu hiện bên ngoài của bệnh khiến bạn dễ nhầm lẫn với sự thay đổi môi trường sống từ bào thai ra bên ngoài. Phát hiện sớm sẽ giúp bé tránh được các nguy cơ gây bệnh.

Xem thêm: Những món ăn vặt lý tưởng giàu dinh dưỡng cho mẹ bầu

Thông tin bên lề:

Ngày nay với khoa học y-dược ngày càng phát triển, các sản phẩm thuốc bổ cho bà bầu được nghiên cứu một cách cẩn thận và tỉ mỉ, cho ra các công thức tiên tiến và ngày càng hoàn thiện giúp cho bạn việc lựa chọn các thuốc bổ cho ba bầu thuận tiện hơn. 

Và để có sức khỏe tốt trong thai kỳ thì bạn có thể tham khảo và kết hợp dùng  những loại thuốc bổ cho bà bầu tốt hiện nay trên thị trường được  bán tại nhà thuốc việt được các chuyên gia cũng như mọi người tin dùng nhiều hiện . Thuốc bổ cho bà bầu giúp cho bạn chăm sóc cả mẹ lẫn con được khỏe cả trước khi và sau sinh một cách tốt nhất

Bạn nhấp Vào Đây để có thể xem chi tiết bài viết những loại thuốc bổ cho bà bầu tốt hiên nay