Bạn đang tìm hiểu cách sơ chế và bào chế nấm linh chi? Bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách sơ chế và bào chế nấm linh chi đảm bảo hiệu quả và an toàn. Cùng xem nhé!
1. Cách sơ chế nấm linh chi tươi
Bảo quản nấm linh chi là yếu tố hàng đầu quyết định đến chất lượng của nấm. Trong quá trình bảo quản cần phải đúng quy trình và điều kiện thích hợp để ngăn không cho các loại nấm mốc xâm nhập.
Nấm linh chi sau khi được thu hoạch cần làm sạch đất và bụi bẩn bám trên bề mặt, sau đó đem sấy khô. Có hai cách để làm khô nấm linh chi:
Cách 1: Làm khô bằng phương pháp truyền thống. Cách này làm thủ công, tốn thời gian và diện tích phơi, hạn chế khi gặp trời mưa.
Ngày 1: Phơi mặt dưới của nấm có màu vàng kem từ 6 – 7 tiếng đồng hồ dưới ánh nắng mặt trời.
Ngày 2: Tiếp tục lật mặt đỏ của nấm và phơi dưới nắng từ 4-5 tiếng rồi cho vào chỗ bóng mát để làm khô bằng quạt gió.
Ngày 3: Tiếp tục lật mặt vàng kem và phơi dưới nắng thêm 5 – 6 giờ nữa rồi mới cho vào chỗ mát để quạt gió làm khô.
Ngày 4: Phơi mặt trên của nấm 4 – 5 dưới nắng làm khô lớp bào tử nếu quá dày.
Sau khi phơi xong và để nguội, chúng ta đóng nấm trong bao ni lông và buộc kín. Nếu như trời mưa thì có thể không cần phơi nắng nhưng cần phải cho vào nơi thông gió thoáng khí và dùng quạt thổi liên tục vào nấm. Cứ cách nửa ngày lại lật mặt nấm để cho quạt làm khô đều. Tránh hơi ẩm xâm nhập vào nấm.
Cách 2: Sấy khô bằng phương pháp công nghiệp. Ở phương pháp này có 2 cách sấy làm khô nấm, cách này sẽ tốn kém hơn nhưng rút ngắn được thời gian mặt bằng.
Sấy nóng: Sấy khô bằng nhiệt nóng
Sấy lạnh: Sấy khô bằng nhiệt lạnh
Với phương pháp sấy lạnh được áp dụng phổ biến trong lĩnh vực làm khô dược liệu
Nấm sau khi đã được sấy khô, dùng túi nilong đóng gói cẩn thận, chú ý để nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh sáng trực tiếp vào sản phẩm để tránh tình trạng ẩm mốc, mối mọt…Tốt nhất nên sử dụng túi nilong hút ẩm để được bảo quản an toàn.
>>> Xem thêm:
2. Cách bào chế nấm linh chi
Nấm linh chi ở dạng khô có nhiều phương để bào chế mang lại hiệu quả cao, sử dụng đơn giản.
Cao linh chi
Cao linh chi là sản phẩm tinh chất của nấm linh chi và được cô đặc lại. Nấm linh chi là thành phẩm chủ yếu trong quy trình sản xuất này ngoài ra còn có những vị thuốc quý. Vậy nên đây là lý do vì sao mà cao linh chi được các nhà khoa học đánh giá tác dụng như nấm linh chi. Hơn nữa, dược phẩm này còn có nhiều tác dụng mới hơn, đem lại hiệu quả đối với sức khỏe người bệnh.
Trà nấm linh chi
Trà linh chi giúp bảo vệ và nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật và có ưu điểm là điều chế đơn giản, sử dụng thuận tiện, không phải đun nấu cầu kỳ như thuốc sắc, có 2 dạng:
+ Trà linh chi túi lọc
+ Trà linh chi hòa tan
Lấy linh chi đơn thuần hoặc phối hợp với một vài dược liệu khác để hãm uống thay trà, nhằm mục đích phòng và chữa bệnh. Có 2 dạng là trà hòa tan và trà túi lọc.
Linh chi viên nang
Viên nang nấm linh chi được chiết xuất từ linh chi đỏ, rất tiện lợi cho người không có thời gian để đun nấu chế biến.
Linh chi dạng ống
Kết hợp nhiều dược liệu với nhau, được chiết xuất hồng sâm, đông trùng hạ thảo, nấm linh chi, tác dụng bồi bổ sức khỏe.
Linh chi dạng thô
Có 3 dạng:
+ Thái lát
+ Nguyên tai
+ Xay bột
Với dạng này cũng có nhiều cách dùng khác nhau như trà linh chi, rượu linh chi, thuốc sắc linh chi, các món ăn, bài thuốc được chế từ linh chi…
Trên đây là cách sơ chế và bào chế nấm linh chi. Trang bị những kiến thức hữu ích này để có thêm nhiều kiến thức trong việc sơ chế và chế biến nấm linh chi thành những món bổ dưỡng.
Xem thêm:
Nấm linh chi – Giải pháp toàn diện giảm rụng tóc
Bệnh mỡ máu và cách chữa bệnh mỡ máu bằng nấm linh chi ít người biết
Điểm danh 9 tác dụng của nấm linh chi ngâm mật ong ít người biết
Nấm linh chi chữa bệnh ung thư gan được không?