Rong biển có tác dụng gì? Những lưu ý khi ăn rong biển

Rong biển là thực phẩm được rất nhiều người ưa chuộng và khá quen thuộc với mỗi chúng ta, đặc biệt rong biển rất giàu dinh dưỡng. Vậy, rong biển có tác dụng gì đối với sức khỏe con người và khi ăn chúng ta cần chú ý những gì? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để giải đáp các thắc mắc này nhé!

Rong biển có tác dụng gì đối với cơ thể con người

Ngăn ngừa ung thư

Chính nhờ vào thành phần lignans có trong rong biển, nó có tác dụng tuyệt vời để bảo vệ cơ thể khỏi các chứng bệnh ung thư nguy hiểm, ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư.

Ngoài ra, rong biển còn là loại thực phẩm rất tốt cho phụ nữ mãn kinh, giúp ngăn ngừa bệnh ung thư vú hiệu quả. Hãy bổ sung ngay rong biển vào thực đơn hàng ngày để bảo vệ sức khoẻ khỏi các chứng bệnh ung thư nguy hiểm.

Ổn định huyết áp

Rong biển chứa rất nhiều canxi và các khoáng chất cần thiết, nhưng lượng natri thấp nên có tác dụng hiệu quả trong việc ổn định huyết áp. Đặc biệt, những người đang bị các bệnh cao huyết áp nên bổ sung ngay rong biển vào chế độ ăn để cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Cải thiện hệ tiêu hoá

Hàm lượng chất xơ có trong rong biển khá dồi dào giúp lợi khuẩn trong đường ruột làm cho hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn.

Bên cạnh đó, khoáng chất alginate có trong rong biển làm tăng cường chất nhầy trong thành ruột, từ đó khả năng tiêu hoá cũng được cải thiện.

Chống viêm, diệt khuẩn

Một trong những ng dụng của rong biển ít người biết đó là tác dụng chống viêm nhiễm cho cơ thể hiệu quả nhờ chất fucans. Các chứng bệnh liên quan đến viêm nhiễm rất đa dạng và có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của bạn.

Vì vậy, để phòng ngừa các bệnh liên quan đến viêm nhiễm và có được một sức khoẻ lành mạnh, bạn nên bổ sung ngay rong biển vào thực đơn hàng ngày.

Rong biển giúp giảm cân

Rong biển có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng vì chúng có nhiều chất xơ giúp bạn no lâu hơn, giảm ăn vặt. Chất xơ cũng giúp gia tăng sự trao đổi chất và tăng cường sức khỏe đường ruột.

Ngoài ra, algiante có trong rong biển hoạt động như một tác nhân bulking, làm chậm sự hấp thụ chất béo đối với cơ thể.

Giảm đau đầu

Rong biển chứa hàm lượng chất magie dồi dào có tác dụng giúp ngăn ngừa các chứng bệnh đau nửa đầu hiệu quả. Nếu bạn hay người thân đang bị chứng đau nửa đầu thì đây là món ăn thật sự không nên bỏ qua.

Tuy nhiên, bạn cần nhớ phải sử dụng thường xuyên và đều đặn để phát huy tối đa lợi ích khi ăn rong biển. Nên ăn các món ăn chế biến từ rong biển ít nhất 2 – 3 lần/tuần, đơn giản như canh rong biển chẳng hạn.

Những lưu ý cần phải biết khi sử dụng rong biển ăn liền:

Nguy cơ liên quan đến tuyến giáp

Rong biển là nguồn cung cấp iot dồi dào. Do đó ăn rong biển giúp tăng cường chức năng tuyến giáp, phòng ngừa bướu cổ. Tuy nhiên nếu chúng ta hấp thụ nhiều iot thì gây ra tác dụng ngược lại.

Nghiên cứu từ Nhật Bản đã chứng minh rằng khi tiêu thụ nhiều rong biển làm thay đổi lượng hormone từ tuyến yên và tuyến giáp. Các nhà nghiên cứu cũng khuyến cáo rằng chúng ta không nên tiêu thụ quá 3mg iot mỗi ngày. Người Nhật thường ăn cùng với đậu phụ, sữa đậu nành, các loại rau cải. Trong những thực phẩm này có chứa goitrogens, chất giúp hạn chế sự hấp thụ iot của tuyến giáp. Đó là lí do hầu hết người Nhật ăn nhiều rong biển nhưng không mắc các vấn đề liên quan đến tuyến giáp.

Vì thế chúng ta chỉ nên sử dụng rong biển khoảng 2-3 lần/ tuần thì sẽ không vượt quá lượng iot tiêu chuẩn cho phép. Để đảm bảo an toàn các bạn nên đến bác sĩ để đo chính xác mức độ hormon tuyến giáp của cơ thể khi bạn sử dụng rong biển trong chế độ ăn hàng ngày. Từ đó đưa ra cách sử dụng hợp lý với sức khỏe.

Những vấn đề về tiêu hóa

Rong biển chứa nhiều carbonhydrat mà hệ tiêu hóa của chúng ta không thể tiêu hóa được. Những loại cacbonhydrat này sẽ làm giảm các vi khuẩn đường ruột. Nếu đang gặp các vấn đề về đường ruột hoặc hệ tiêu hóa thì bạn nên hạn chế ăn rong biển.

Bên cạnh đó rong biển cũng có khá nhiều chất xơ. Chất xơ tốt cho cơ thể nhưng nếu hệ tiêu hóa yếu thì lượng chất xơ này sẽ khiến hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều gây khó tiêu.

Nhiễm độc kim loại nặng

Ngoài việc rất giàu các khoáng chất có lợi, rong biển cũng có thể chứa một số kim loại độc. Điều này phụ thuộc vào nguồn gốc của từng loại khác nhau, mức độ độc hại trong nước…Mức độ kim loại nặng có trong rong biển cũng rất khác nhau, rong biển có thể bị phơi nhiễm qua nhiều nguồn khác nhau như từ môi trường, thức ăn, cá và hải sản. Khả năng chuyển hóa kim loại nặng ở mỗi người cũng khác nhau, chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải, không nên ăn quá nhiều.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết!

Xem thêm: Nên uống vitamin c lúc nào để cơ thể hấp thụ tốt nhất

Xem thêm: 5 Thực đơn ở cữ cho mẹ sinh mổ đầy đủ dinh dưỡng và liền sẹo